Với hơn 58 ha rừng được giao khoán, nhiều hộ dân ở thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) phát triển mô hình trồng keo lai mang lại thu nhập kinh tế ổn định. (Ảnh: Người dân tiểu khu 7, thị trấn Chi Nê chăm sóc vuờn ươm keo giống cung cấp cho các hộ trồng rừng).
(HBĐT) - Là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế của huyện Lạc Thuỷ, tuy nhiên, từ nhiều năm nay, người dân ở thị trấn Chi Nê vẫn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn cũng đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồng chí Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Nê cho biết: Để công tác xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả thiết thực, cấp ủy, chính quyền thị trấn Chi Nê thường xuyên chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội thông qua chương trình hành động chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vốn, giống giữa các hội viên, hàng năm tập trung trợ giúp kinh phí thông qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện.
Nhiều mô hình khuyến nông sau khi được triển khai tại cơ sở, bà con tích cực tham gia và áp dụng vào thực tế đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, nhiều mô hình chăn nuôi đặc biệt như CLB KN-KL, chi hội nuôi ong đã đưa các giống vật nuôi có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như mô hình chăn nuôi gà vườn với tổng đàn gà, vịt hơn 12.000 con, mô hình nuôi ong với 1.198 đàn. Cùng với đó, hàng năm, việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo ở thị trấn được lãnh đạo thống nhất nhiều chương trình, kế hoạch rồi triển khai đến các hội, đoàn thể thực hiện, đặc biệt là tập trung tạo điều kiện vay vốn để người dân đầu tư phát triển kinh tế. Khi triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân trong giám sát, vận động, giúp đỡ, nắm rõ nhu cầu, sử dụng vốn vay để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Từ đầu năm đến nay, thị trấn đã có hơn hơn 300 lượt hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm với tổng dư nợ gần 1 tỷ đồng. Nhờ đó, một số cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao đã tăng cả diện tích, chất lượng như ngô lai, lạc, khoai lang, bí xanh... Xác định rõ đời sống của người dân dựa chủ yếu vào sản xuất nông - lâm nghiệp, ngoài tập trung sản xuất, mở rộng những mô hình cây, con đạt giá trị kinh tế cao, các đoàn thể còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng, quản lý, bảo vệ rừng, trồng các loại cây ăn quả. Chi Nê chú trọng phát triển đàn gia súc, gia cầm, tích cực tiêm phòng dịch bệnh, chống rét cho gia súc được người dân chú ý hơn những năm trước. Việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống, vật nuôi, hướng làm ăn mới theo khoa học nhằm tăng năng suất cây trồng đi đôi với việc mở lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, vì vậy, hiệu quả luôn đạt cao khi đưa vào vận dụng. Nhiều loại củ, quả có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào trồng như khoai tây, đậu tương, dong riềng... Một số hộ nhờ linh hoạt trong cung cách làm ăn, tận dụng tối đa điều kiện, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn vay để thoát nghèo.
Đồng chí Chung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chi Nê chia sẻ: Để giảm nghèo một cách bền vững cần đẩy mạnh tuyên truyền, chú trọng khơi dậy nội lực, vai trò chủ thể của người dân trong xóa nghèo, xây dựng NTM, tránh thụ động, ỷ lại Nhà nước. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo thị trấn giảm xuống và thu nhập bình quân đầu người tăng, trong 6 tháng đầu năm đạt 11,6 triệu đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Cơ bản là người dân đã dần thay đổi nhận thức, cách làm, từ làm để ăn nay chuyển sang làm hàng hóa để bán. Tuy nhiên, khó khăn vẫn là nhân rộng các mô hình, vì vậy cần có chính sách hỗ trợ để người dân có thể tự thực hiện một cách bền vững.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Là một doanh nghiệp chiếm thị phần tương đối cao cung cấp xăng dầu, Chi nhánh xăng dầu Hòa Bình luôn khẳng định được vai trò, vị trí là nhà cung cấp hàng đầu trong tỉnh. Trong nhiều năm qua, các cửa hàng Chi nhánh được đông đảo khách hàng tín nhiệm, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
(HBĐT) - Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua Nghị quyết quy định mức chi hỗ trợ để bảo vệ phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, cụ thể như sau:
(HBĐT) - Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, trong 3 năm (2011-2013), huyện Lạc Thủy đã phân bổ tổng nguồn vốn 1.210 triệu đồng cho 3 xã Đồng Tâm, Phú Lão, Thanh Nông để đầu tư thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản & thủy sản tỉnh vừa triển khai mô hình giám sát chuỗi su su an toàn tại xã Quyết Chiến (Tân Lạc).
(HBĐT) - Vụ đông - xuân năm 2012, rét đậm rồi đến nắng hạn khiến toàn huyện Yên Thuỷ có gần 4.000 ha cây trồng (chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo trồng) bị thiệt hại từ 30% năng suất trở lên. Thiệt hại ước tính khoảng 83 tỷ đồng đè nặng lên hơn 11.000 hộ dân bị thiệt hại, trong đó hơn 4.000 hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm đến mức - 3,38%. Tròn một năm sau, chúng tôi trở về Yên Thuỷ và thực sự ngỡ ngàng bởi sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ của đất và người nơi đây.
(HBĐT) - Theo Công ty Điện lực Hòa Bình, tính đến hết tháng 6/2013, hệ thống lưới điện quốc gia đã cấp điện cho 100% số xã, phường, thị trấn, toàn tỉnh có 198.343 hộ dân được sử dụng điện, đạt tỷ lệ 99,19%.