Chè tuyết cổ thụ tại xã Cao Sơn (Đà Bắc) được cải tạo, khôi phục.
(HBĐT) - Tỉnh ta luôn quan tâm tới công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Đội ngũ cán bộ những người làm công tác dân tộc đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc trong thời kỳ mới, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 164/2003/QĐ-TTg ngày 8/8/2003 về việc thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh. Đó cũng là ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, cán bộ, công chức và người lao động đã khắc phục khó khăn, đoàn kết thống nhất, triển khai nhiều giải pháp năng động, sáng tạo, kiện toàn bộ máy tổ chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực trong công cuộc phát triển KT-XH một cách toàn diện.
Ban Dân tộc đã tham mưu hiệu quả giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới người dân vùng đồng bào dân tộc; đồng thời thực hiện có hiệu quả việc quản lý, điều hành các chương trình, dự án, chính sách dân tộc như Chương trình 135, 134; chính sách di dân thực hiện tái định cư; chính sách trợ cước, trợ giá; chính sách cho vay hỗ trợ sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số... Các dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đối tượng, thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tạo được lòng tin và hưởng ứng của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án. Ban cũng đã tham mưu trình UBND tỉnh trong phân công các cơ quan, đơn vị của tỉnh giúp đỡ các xã nghèo, đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Chương trình giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bằng nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ T.Ư cho các Chương trình 134, 135, TTCX, trong 10 năm qua đã có trên 1.200 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư trên địa bàn các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh với số vốn đầu tư đến 700 tỷ đồng cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn các xã, đến nay, 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng hình thành được 26 trung tâm cụm xã; 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 98,04%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt đạt 79,2%; 100% xã có trường tiểu học và THCS; 90% số xã có trạm y tế xã với trang thiết bị đảm bảo khám - chữa bệnh thông thường cho nhân dân.
Chương trình 135 thực hiện với các dự án thành phần cùng các chính sách hỗ trợ vay vốn cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chính sách trợ giá trợ cước một số mặt hàng thiết yếu, chính sách cấp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Qua đó đã góp phần nâng cao trình độ, canh tác sản xuất, thay thế cho những tập quán sản xuất lạc hậu của đồng bào vùng dân tộc. Nhờ đó, tốc độ giảm nghèo ở các xã Chương trình 135 mỗi năm giảm từ 4-5% hộ nghèo, không còn hộ đói. Tỉnh hoàn thành cơ bản định canh - định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư. Thị trường nông thôn từng bước phát triển, nhiều vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa. Năm 2006 đã có 23 xã vùng đặc biệt khó khăn được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I; năm 2011 đã có 11 xã vùng đặc biệt khó khăn được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi diện ĐBKK của Chương trình 135 giai đoạn II.
Các chính sách về công tác dân tộc đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục, y tế, văn hoá vùng đồng bào dân tộc. Tỉnh đã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên rõ rệt. Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác đã góp phần tạo điều kiện cho đồng bào được tiếp cận với các thông tin, dịch vụ xã hội, 100% xã được phủ sóng truyền hình, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Nhờ kinh tế được cải thiện, văn hoá vùng đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn đã phát triển phong phú hơn, đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống được bảo tồn, giữ gìn và phát triển, nhiều lễ hội, phong trào hoạt động văn hóa mới được khuyến khích.
10 năm qua, Ban Dân tộc luôn quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để tổng hợp báo cáo cấp trên xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Hàng năm, Ban Dân tộc tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các già làng, trưởng bản, người có uy tín, đồng thời tổ chức các đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh, gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội. Các hoạt động của già làng, trưởng bản, người uy tín đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn, hướng dẫn cộng đồng thôn, bản phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá ở KDC.
Việc thực hiện các dự án chính sách dân tộc đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Thông qua việc quản lý, xây dựng và giám sát chương trình đã nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chính quyền xã và nâng cao năng lực của cộng đồng các dân tộc góp phần củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ban Dân tộc, ôn lại chặng đường đã qua giúp cán bộ, công chức và người lao động trong ngành nâng cao nhận thức về truyền thống cùng với những đóng góp quan trọng của các thế hệ cán bộ, công chức vào sự nghiệp chung, góp phần nâng cao vai trò, khẳng định vị thế của Ban Dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành. Đồng thời động viên tinh thần, nêu cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong cơ quan, đơn vị, tăng cường đoàn kết, thi đua hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nhân dịp này, Ban Dân tộc xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện công tác dân tộc 10 năm qua. Xin cảm ơn các các đồng chí lãnh đạo Ban qua các thời kỳ, cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công tác dân tộc của tỉnh. Ban Dân tộc mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành để công tác dân tộc tiếp tục giành được nhiều thành công mới.
Xa Hồng Diên
(Trưởng Ban Dân tộc tỉnh)
(HBĐT) - Gia tăng nợ đọng BHXH là thực trạng ở không ít đơn vị, doanh nghiệp hiện nay, trong đó có địa bàn thành phố Hoà Bình. Theo thống kê của BHXH thành phố Hoà Bình, tính đến hết 6 tháng năm 2013, tổng số tiền nợ BHXH trên địa bàn lên tới trên 9,2 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tổng số trên 600 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở SX-KD do BHXH thành phố đang quản lý có 225 đơn vị nợ BHXH bắt buộc từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện việc cho vay vốn để SX-KD, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân trong huyện, 6 tháng đầu năm Ngân hàng Chính sách- Xã hội huyện kim Bôi đã huy động nguồn vốn 4,8tỷ đồng, đạt 90% kế họach năm.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa bão, trên tuyến Quốc lộ 6 đoạn km 97 + 500 địa phận dốc Quy Hậu (Tân Lạc) đã xảy ra sự cố sạt lở gây ách tắc giao thông trong suốt 2 giờ đồng hồ, từ 18h – 20h ngày 4/8.
(HBĐT) - Dũng Phong (Cao Phong) là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh. Mạng lưới giao thông nông thôn của xã có 15 km đường liên xã, đường đi xã Dũng Phong - Yên Lập dài 8,5 km, từ trung tâm xã đi Nam Phong dài 6 km; các tuyến đường làng, ngõ xóm dài 22,1 km; giao thông nội đồng dài 11,18 km.
(HBĐT) - Qua gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng NTM, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã đạt được 7/19 tiêu chí. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn còn chậm, nhiều tiêu chí vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Từ ngày 1/8, Tuần lễ khuyến mãi, xả hàng hè đã được nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hòa Bình triển khai tạo cơ hội mua sắm sản phẩm chính hãng, dịch vụ chất lượng với ngân sách tiết kiệm cho người dân.