Nông dân xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) chuyển ruộng 1 vụ sang trồng rau màu nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

Nông dân xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) chuyển ruộng 1 vụ sang trồng rau màu nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

(HBĐT) - Trước đây, xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được biết đến là xóm kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chưa mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Triển khai chương trình xây dựng NTM bắt đầu từ việc đổi mới nếp nghĩ, cách làm, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, nông dân nơi đây đã thực hiện phá bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng rau xanh và một số cây màu có giá trị kinh tế khác. Cuộc sống của bà con nhờ vậy mà khởi sắc, vươn lên. Chương trình xây dựng NTM cũng vì thế mà được toàn dân đón nhận, hưởng ứng và ngày càng có nhận thức đầy đủ.

 

Đồng chí Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Bên cạnh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Hội chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền, vận động và xây dựng những mô hình, điển hình làm tốt công tác vệ sinh môi trường nông thôn... nhằm thiết thực chung sức xây dựng NTM. Lồng ghép xây dựng NTM với phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN, toàn Hội đã phát huy tinh thần tương thân, tương trợ cho hàng nghìn lượt hội viên về ngày công, cây, con giống, kinh nghiệm làm ăn. Phong trào SX-KD giỏi đã có trên 5.200 hộ đăng ký thực hiện, trong đó có 2.080 hộ đạt gồm 312 hộ đạt cấp tỉnh, 624 hộ đạt cấp huyện, 1.144 hộ đạt cấp xã.

 

Các hộ hội viên SX-KD với nhiều loại hình đa dạng, trong đó có 78 hộ chăn nuôi lợn quy mô   50 - 100 con; 36 hộ phát triển chăn nuôi gia súc quy mô 10 - 50 con; hàng chục hộ nuôi dê quy mô 50 - 150 con. Điển hình trong số đó có mức thu nhập 80 - 150 triệu đồng trở lên/năm là các ông: Hà Văn Cương ở xóm Văn, thị trấn Mai Châu thu nhập từ mô hình nuôi dê kết hợp kinh doanh nhà nghỉ du lịch; Khà Văn Nhị ở xóm Nghẹ, xã Vạn Mai thu nhập từ dịch vụ máy xay xát, chăn nuôi lợn, cá dầm xanh, trồng rau màu; Vì Văn Rền ở xóm Ngõa, xã Mai Hịch tạo nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi lợn, bò, tạo việc làm cho 20 hộ, thường xuyên trợ giúp hộ nghèo vay vốn, vật tư không tính lãi để cùng phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hàng chục hộ hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã năng động, nhạy bén chuyển đổi loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch như ông Hà Công Hồng ở bản Lác, xã Chiềng Châu; Nguyễn Văn Ngân, Lê Xuân Tín ở tiểu khu II, thị trấn Mai Châu...

 

Trong 3 năm (2011 - 2013), phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được các cấp Hội thực hiện hiệu quả. Đặc biệt là phong trào tham gia làm đường, bê tông hóa đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài đã thực hiện 45,5 km, làm mới 5 cầu, 35 cống, tham gia tu sửa 356 km đường, vá ổ gà 8.200 m2, ngày công thực hiện trên 36.000 công, tương đương hơn 1,6 tỷ đồng. Đồng thời, phong trào làm thủy lợi, cứng hóa kênh mương nội đồng được nông dân hưởng ứng tích cực với khối lượng mương, bai đã đào, đắp, nạo vét khoảng 110.000 m3. Ngoài ra, hội viên toàn hội còn tham gia các công trình dự án xây dựng trường học, trạm y tế, các công trình nước sạch nông thôn...

 

Tham gia khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tổ chức các hội thi NS&VSMT nông thôn, an toàn giao thông nông thôn cũng đang được cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng NTM lồng ghép với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở KDC”. Hàng năm, Hội tổ chức đăng ký gia đình nông dân văn hóa, đến nay đã có 54.875 lượt hộ đăng ký, có 32.451 lượt hộ đạt danh hiệu, trong số 528 làng đăng ký có 437 làng đạt văn hóa các cấp. Toàn Hội có 145 đội văn nghệ với gần 1.200 người tham gia luyện tập, biểu diễn. Các cấp Hội còn vận động hội viên thực hiện chính sách hậu phương, quân đội, tham gia lực lượng dân quân, tự vệ, tổ hòa giải cơ sở, tổ an ninh, góp phần giữ gìn trật tự an ninh thôn, bản, phòng - chống tai, tệ nạn xã hội, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Tòa nhà Viettel Hòa Bình chính thức đi vào sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Công trình đường Nghê - Đăm, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) xây dựng từ nguồn vốn lồng ghép viện trợ Chính phủ Phần Lan và Chương trình 135 hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 7/2012. Ảnh: P.V

Ban Dân tộc tỉnh - 10 năm phát triển cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh

(HBĐT) - Tỉnh ta luôn quan tâm tới công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Đội ngũ cán bộ những người làm công tác dân tộc đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng.

Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ chuyển biến về tư duy nhận thức của người dân

(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý (Đà Bắc) Nguyễn Văn Tuyển cho biết: Ngay từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện Đà Bắc, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai tập huấn thông qua các hội nghị được mở tại thôn, xóm để người dân được biết, được bàn, được tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhận thức của người dân về chương trình xây dựng NTM vẫn còn khá mông lung.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra các dự án xây dựng hạ tầng thương mại và nhà ở trên địa bàn

(HBĐT) - Sáng 6/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các dự án: khu nhà ở tổ 15, phường Hữu Nghị; hạ tầng kỹ thuật An Cư Xanh, phường Hữu Nghị; xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Sở, ngành: Tài chính, TN&MT, Xây dựng, KH&ĐT, Cục thuế và Văn phòng UBND tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân và hoàn thành các dự án thuộc hợp phần kinh tế huyện

(HBĐT) - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Mai Châu được triển khai trong nhiều năm qua đã từng bước tạo điều kiện cho người dân phát triển KT-XH. Đặc biệt, với các tiểu dự án thuộc hợp phần phát triển kinh tế huyện đã góp phần đáng kể từng bước đưa hạ tầng nông thôn tại những vùng đặc biệt khó khăn được hoàn thiện, phục vụ đời sống dân sinh theo hướng bền vững.

Dự án phát triển và nhân rộng cây mắc coọc có nguy cơ “chết yểu”

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 03 - 04/HU của Huyện ủy Cao Phong, cây mắc coọc được định hướng tập trung phát triển tại xã vùng cao Yên Thượng với quy mô 18.000 cây trong giai đoạn 2006 - 2010. Triển khai Nghị quyết này, Trạm KN-KL huyện đã nghiên cứu phương pháp chiết, dâm cành để tiến hành trồng. Khoảng 70 hộ dân đã tham gia đầu tư, nhân rộng vùng trồng mắc coọc.

TP. Hòa Bình kiên quyết xử lý các đơn vị nợ đọng BHXH

(HBĐT) - Gia tăng nợ đọng BHXH là thực trạng ở không ít đơn vị, doanh nghiệp hiện nay, trong đó có địa bàn thành phố Hoà Bình. Theo thống kê của BHXH thành phố Hoà Bình, tính đến hết 6 tháng năm 2013, tổng số tiền nợ BHXH trên địa bàn lên tới trên 9,2 tỷ đồng. Đặc biệt, trong tổng số trên 600 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở SX-KD do BHXH thành phố đang quản lý có 225 đơn vị nợ BHXH bắt buộc từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục