Các chủ cửa hàng buôn bán nhỏ “đành chấp nhận” khi giá điện, giá xăng leo thang.
Từ đầu tháng 7 tới nay, xăng đã tăng giá ba lần, mỗi lần khoảng 400 đồng/lít, giá điện tăng 5%, gas tăng 8.000 đồng/bình 12 kg, nhiều loại dịch vụ cũng điều chỉnh cao hơn trước. Giá cả tiếp tục leo thang, người dân đành “bấm bụng ngồi chờ”.
Cán bộ Nhà nước: “Không hiểu phải ăn cái gì bây giờ?”
Cán bộ, viên chức Nhà nước chưa kịp “mừng” vì mức lương vừa được tăng, đã lập tức phải trở lại với những “công thức” tính toán, chi tiêu hằng ngày chưa có lời giải.
Chị Thủy, một giáo viên THCS lâu năm, cho biết, sau hơn 20 năm công tác, mỗi tháng chị nhận được 7,6 triệu đồng tiền lương. Chia sẻ với NDĐT, chị nói: “Mức lương này còn là đỡ, chứ những người lương thấp hơn, không hiểu họ kiếm tiền đâu mà ăn uống sinh hoạt, mà nuôi con, mà tiền khóc tiền cười? Lương vừa nhúc nhích thì tiền điện đã tăng mấy lần rồi, mà tiền điện tăng theo cấp số nhân, lương tăng theo cấp số cộng. Từ hôm điện tăng, xăng tăng, lại thêm mưa gió, bão lụt, mớ rau cải, rau muống ngoài chợ rục rịch tăng gấp đôi, gấp ba, tôi không hiểu phải ăn cái gì bây giờ?”, chị Thủy lo lắng.
Anh Hiếu, công tác tại Công ty Điện lực Hoàn Kiếm, “vui vẻ” kể lại những ngày điện tăng giá vừa qua: “Có lẽ, thay đổi lớn nhất với thợ điện trong những ngày điện tăng chỉ là việc … về nhà muộn hơn. Mấy hôm trước, đi chốt số áp giá điện mới, nhiều người không hiểu, cứ trêu: “Giá điện tăng thế này, thợ điện sướng nhớ!”. Mình cũng chẳng biết “thanh minh” thế nào, chỉ cười: “Liên quan gì đến em đâu mà sướng ạ?”.
Hỏi về đời sống sau những ngày giá điện, xăng tăng, anh kể: “Lương vẫn thế thôi, có mức rồi. Chẳng “sướng” như mọi người tưởng đâu. Ngoài việc chiều nào cũng phải đi nhắc nhở các cửa hàng và dân phố tắt những thiết bị không cần thiết, bọn mình còn phải vận động họ mua và thay bóng đèn tiết kiệm điện. Vận động không nổi, bán không hết chỉ tiêu giao thì mang về nhà mà dùng, mà phát cho người thân. Tiền bóng đèn vẫn phải trả cho công ty thôi”.
Anh Hiếu vừa cười vừa phân tích: “Điện tăng thì tăng, người dân nào cần thì tiết kiệm, chứ các cửa hàng mặt phố Hàng Bông, Hàng Gai, tắt đèn, tắt biển hiệu thì thu hút khách thế nào?”.
Bảng so sánh giá điện trước và sau khi tăng.
Tiểu thương, sinh viên: Buốt ruột chờ hóa đơn
Tâm lý hoang mang nhưng đành “bấm bụng chịu đựng” không chỉ có ở các cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, mà còn “lây” sang những người làm ăn, buôn bán nhỏ.
Chị Hoa, chủ cửa hàng bán đồ ăn uống cho sinh viên trên đường Chùa Láng cho hay, chi phí điện toàn bộ quán, mỗi tháng luôn ở mức hơn ba triệu, từ khi điện tăng giá đầu tháng 8, “cả chủ lẫn nhân viên đều thấp thỏm chờ hóa đơn”.
Để “giữ tiếng cho quán”, chị đành giữ nguyên giá bán tất cả các loại đồ ăn uống. Chị Hoa chia sẻ: “Quán bán cho sinh viên, học sinh, bây giờ cứ điện tăng là lên giá, sinh viên nào chịu nổi? Buôn bán lâu năm rồi, bây giờ lỗ lãi thế nào thì cố chịu mà giữ khách thôi”.
Về việc xăng tăng, chị cho biết các đầu mối chưa có dấu hiệu đòi tăng giá “vận chuyển nguyên liệu”. “Nhưng cứ tình hình này thì chỉ biết ngồi lo thôi”, chị Hoa thở dài.
Anh Sĩ, chủ một cửa hàng bán giày dép nhỏ tại phố Hàn Thuyên, tâm sự, từ hồi đầu tháng 7, giá xăng, giá điện tăng liên tục, anh phải “cố gắng để ý, quán xuyến mọi người trong nhà tiết kiệm tối đa, lên xuống phải chú ý đèn đóm, cái gì không dùng thì tắt ngay”.
“Đây cậu xem, quanh đây toàn cửa hiệu nhỏ, vốn ít lãi ít mà cứ trưng đèn trưng biển hiệu sáng trưng thì tiền đâu cho lại? Điện thế đã đành, xăng cũng chẳng hơn gì. Giả sử nếu xăng tính theo giá thế giới, được cập nhật từng ngày, tôi sẵn sàng chấp nhận, vì như thế mới là công bằng cho người dân. Chứ cứ thế này thì nghỉ buôn bán đi cho nhàn…”, anh buồn rầu than thở.
Phỏng vấn nhanh bạn Giang, sinh viên trường Xã hội và Nhân văn, chúng tôi được biết, điện tăng, xăng tăng thì giới sinh viên chỉ biết “xót xăng” mỗi khi dắt chiếc xe máy đi học, chứ thực chất “mỗi lần tăng chút ít thế này, chẳng ai để ý được lượng xăng cả”.
Cô sinh viên năm ba cười và nói thêm: “Sinh viên nên mỗi lần đổ xăng thì chỉ đổ năm mười nghìn, hết lại đổ tiếp, có bao giờ đổ được đầy bình đâu mà biết nhiều ít thế nào. Với lại, đi học thì vẫn phải đi, xăng tăng thì chẳng nhẽ bọn em bán xe đi bộ?”
Xăng tăng, điện tăng, rồi thị trường có biến động hay không, những chương trình bình ổn giá thực hiện ra sao, đời sống người dân sẽ như thế nào, có lẽ cũng chỉ nên “bấm bụng ngồi chờ” câu trả lời mà thôi.
Theo Báo ND
(HBĐT) - Lâu nay, huyện Yên Thủy được cho là đất khó. Vùng đất không giữ được nước, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Sản xuất phụ thuuộc nhiều vào thiên nhiên. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn. Huyện Yên Thủy có 4 xã đặc biệt khó khăn là Lạc Lương, Lạc Hưng, Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, ngoài ra có 5 xóm đặc biệt khó khăn, trong đó có 3 xóm của Hữu Lợi và 2 xóm của xã Đoàn Kết. Cải thiện nâng cao cuộc sống cho vùng đồng bào khó khăn là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của huyện Yên Thủy được triển khai đồng bộ và khá hiệu quả trong nhiều năm qua.
(HBĐT) - Trước đây, xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được biết đến là xóm kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chưa mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Triển khai chương trình xây dựng NTM bắt đầu từ việc đổi mới nếp nghĩ, cách làm, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, nông dân nơi đây đã thực hiện phá bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng rau xanh và một số cây màu có giá trị kinh tế khác. Cuộc sống của bà con nhờ vậy mà khởi sắc, vươn lên. Chương trình xây dựng NTM cũng vì thế mà được toàn dân đón nhận, hưởng ứng và ngày càng có nhận thức đầy đủ.
(HBĐT) - Ngày 8/8, Chi nhánh Viettel Hòa Bình đã tổ chức lễ ra mắt tòa nhà Viettel Hòa Bình tại xóm 8, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình).
(HBĐT) - Sáng 7/8, tại xã Tu Lý (Đà Bắc), đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã có làm việc với lãnh đạo huyện Đà Bắc và UBND cụm xã: Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng và giải pháp chủ yếu thực hiện các mục tiêu KT-XH những tháng cuối năm 2013. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Sáng ngày 7/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị họp bàn về công tác triển khai hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng khu vực miền Bắc năm 2013; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban tổ chức hội chợ.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
(HBĐT) - Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.