Nông dân xã Lạc Lương chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu có hiệu quả.

Nông dân xã Lạc Lương chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu có hiệu quả.

(HBĐT) - Lâu nay, huyện Yên Thủy được cho là đất khó. Vùng đất không giữ được nước, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Sản xuất phụ thuuộc nhiều vào thiên nhiên. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn. Huyện Yên Thủy có 4 xã đặc biệt khó khăn là Lạc Lương, Lạc Hưng, Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, ngoài ra có 5 xóm đặc biệt khó khăn, trong đó có 3 xóm của Hữu Lợi và 2 xóm của xã Đoàn Kết. Cải thiện nâng cao cuộc sống cho vùng đồng bào khó khăn là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của huyện Yên Thủy được triển khai đồng bộ và khá hiệu quả trong nhiều năm qua.

 

 

Tuyến đường liên xã từ thị trấn Hàng Trạm đi các xã vùng khó khăn Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ giờ đã thảm nhựa bê tông đi lại dễ dàng thấp thoáng trong màu xanh của lúa, ngô, mía, màu và cây rừng. Hạ tầng trụ sở, trạm sá, trường học, nhà văn hóa từng bước đầu tư và đưa vào khai thác đang nâng dần đời sống tinh thần cho người dân Chỉ tay về phía những cánh rừng trồng trập trùng theo núi, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Văn Hải tâm sự: Trước đây, đến các xã vùng khó khăn của huyện trông thấy cuộc sống người dân còn nhiều gian khó mà nhọc lòng. Hầu hết các xã ít ruộng, đồi núi nhiều, ngành nghề phụ chưa có. Vất vả lắm mới thu hoạch được ít nông, lâm sản mà vận chuyển ra ngoài Bãi Đa cũng tốn nhiều công sức. Cuộc sống người dân lầm lụi theo nương đồi. Công cuộc xóa đói - giảm, thực hiện chính sách dân tộc trong được thực hiện bền bỉ trong những năm qua đã, đang tiếp sức cho đồng bào nghèo vùng dân tộc vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Bà con vùng khó khăn đang tranh thủ sự hỗ trợ về giống vốn, chuyển giao KH-KT phát triển mạnh mẽ sản xuất. Các tiềm năng đất đai, lao động bước đầu được khai thác. Núi đồi đang được phủ kín rừng trồng.

 

Lạc Lương là 1 trong 4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy cách trung tâm huyện khoảng 13 km bây giờ đã gần hơn với những vùng thuận lợi. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 3257 ha, trong đó, diện tích cây lúa chỉ có 240 ha. Toàn xã có 8 xóm với 5485 nhân khẩu. Chủ tịch UBND xã Lạc Lương Bùi Văn Phầy cho biết: Là xã vùng khó khăn, Lạc Lương nhận được sự quan tâm, đầu tư của nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và hạ tầng. Tuyến đường liên xã được đầu tư cơ bản phục vụ nhân dân đi lại dễ dàng, một số công trình thủy lợi cũng đã phát huy tác dụng, kiên cố hóa được khoảng 7 km kênh mương, trường tiểu học đạt chuẩn quốc giaSản xuất nông - lâm nghiệp của xã đang chuyển biến, người dân bắt đầu có nguồn thu khá ổn định từ kinh tế rừng và trồng màu, chăn nuôi.

 

Huyện Yên Thủy đã thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc như hỗ nhà ở, đất ở, phát triển sản xuất tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo. Cơ bản các chương trình, dự án đều phát huy hiệu quả như công trình nước sinh hoạt tập trung tại các xã Lạc Hung, Lạc Sỹ, Hữu Lợi, tuyến đường giao thông Lương Thành- Lương Cao (Lạc Lương)  Đối với các dự án hỗ trợ sản xuất như các mô hình hỗ trợ giốgn cây trồng rừng trại xã Bảo Hiệu, Lạc Sỹ, Lạc Hưng; hỗ trợ giống gà tại xã Lạc Lương, Lạc Hưng Đặc biệt, mô hình lúa kháng rầy giúp người dân áp dụng KH-KT và nâng cao  hiệu quả sản xuất, năng suất lúa đạt từ 55-60 tạ/ha. Ngoài ra thực hiện chính sách dân tộc cũng đã góp phần quan trọng nâng cao nâng lực quản lý cho cán bộ cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn. Huyện Yên Thủy đã hoàn thành rà soát các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn trình cấp trên phê duyệt, làm căn cứ để huy động các nguồn lực triển khai tốt chính sách dân tộc, tiếp sức cho đồng bào vươn lên ổn định sản xuất và đời sống. 

           

 

                                                                        Lê Chung

 

Các tin khác

Nông dân xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) chuyển ruộng 1 vụ sang trồng rau màu nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.
Tòa nhà Viettel Hòa Bình chính thức đi vào sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc góp phần phát triển KT- XH bền vững

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.

Ban Dân tộc tỉnh - 10 năm phát triển cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh

(HBĐT) - Tỉnh ta luôn quan tâm tới công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Đội ngũ cán bộ những người làm công tác dân tộc đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng.

Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ chuyển biến về tư duy nhận thức của người dân

(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Lý (Đà Bắc) Nguyễn Văn Tuyển cho biết: Ngay từ khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện Đà Bắc, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai tập huấn thông qua các hội nghị được mở tại thôn, xóm để người dân được biết, được bàn, được tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhận thức của người dân về chương trình xây dựng NTM vẫn còn khá mông lung.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra các dự án xây dựng hạ tầng thương mại và nhà ở trên địa bàn

(HBĐT) - Sáng 6/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các dự án: khu nhà ở tổ 15, phường Hữu Nghị; hạ tầng kỹ thuật An Cư Xanh, phường Hữu Nghị; xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Sở, ngành: Tài chính, TN&MT, Xây dựng, KH&ĐT, Cục thuế và Văn phòng UBND tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân và hoàn thành các dự án thuộc hợp phần kinh tế huyện

(HBĐT) - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Mai Châu được triển khai trong nhiều năm qua đã từng bước tạo điều kiện cho người dân phát triển KT-XH. Đặc biệt, với các tiểu dự án thuộc hợp phần phát triển kinh tế huyện đã góp phần đáng kể từng bước đưa hạ tầng nông thôn tại những vùng đặc biệt khó khăn được hoàn thiện, phục vụ đời sống dân sinh theo hướng bền vững.

Dự án phát triển và nhân rộng cây mắc coọc có nguy cơ “chết yểu”

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 03 - 04/HU của Huyện ủy Cao Phong, cây mắc coọc được định hướng tập trung phát triển tại xã vùng cao Yên Thượng với quy mô 18.000 cây trong giai đoạn 2006 - 2010. Triển khai Nghị quyết này, Trạm KN-KL huyện đã nghiên cứu phương pháp chiết, dâm cành để tiến hành trồng. Khoảng 70 hộ dân đã tham gia đầu tư, nhân rộng vùng trồng mắc coọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục