(HBĐT) - Sơn Thủy là xã khó khăn của huyện Kim Bôi. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu tại xã nên thu nhập kinh tế của người dân không cao, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới từ dưới xuôi lên miền núi để phát triển như: nhãn Hương Chi, nhãn lồng về trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Điển hình như gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Khoang, xã Sơn Thuỷ tiên phong trồng giống nhãn Hương Chi mua từ Hưng Yên. Ban đầu, ông trồng trên diện tích khoảng 500 m2, Vừa trồng, ông vừa rút kinh nghiệm, tham khảo qua sách, báo, tài liệu liên quan đến giống nhãn Hương Chi từ cách trồng, chăm sóc từng giai đoạn, thời kỳ. Sau 3 năm trồng nhãn cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, vụ đầu ông lãi được từ 40 - 50 triệu đồng. Thấy trồng nhãn có hiệu quả, mỗi năm, ông nhân rộng diện tích. Đến nay, diện tích trồng nhãn Hương Chi của gia đình ông khoảng 2 ha với hàng nghìn gốc nhãn đang cho thu quả. Giá bán hiện nay từ 18.000 -20.000 đồng/kg, sản phẩm làm ra được các lái buôn từ Hà Nội, Hải Phòng về đặt mua tại vườn. Năm nay, nhãn ở Sơn Thủy được mùa, ước lượng thu hoạch hết vụ vườn nhà ông Lực cho thu sản lượng từ 30 - 40 tấn quả, trừ cho phí ông thu về nửa tỷ đồng.
Ông Bùi văn Miển ở xóm Khoang cũng trồng được 5.000 m2, tương đương 230 gốc cây nhãn Hương Chi. Mặc dù mới thu hoạch được nửa nhưng nếu thu hết cả vườn cũng cầm chắc từ 10 - 12 tấn quả, thu về gần 200 triệu đồng. ông Miển chia sẻ: Giống nhãn phù hợp với đất đai, khí hậu nên sai quả và có đặc điểm là quả tương đối to, cùi dày, giòn, thơm ngon được thị trường ưa chuộng. Không chỉ có hộ ông Lực, ông Miển mà còn nhiều hộ trong xóm Khoang, xóm Lốc trồng nhãn cho thu nhập khá từ 50 -100 triệu đồng/năm.
Nhờ có cây nhãn Hương Chi mà bộ mặt kinh tế của xã Sơn Thủy ngày càng đổi thay, năm 2013, thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/ năm. Diện tích cây nhãn ngày càng mở rộng trồng được 54 ha, trong đó, số diện tích cây đã cho thu hoạch 21 ha. Cây nhãn không chỉ làm giàu cho mỗi hộ dân mà còn góp phần tích cực thay đổi diện mạo của xã Sơn Thủy.
Đình Thủy
(Trung tâm khuyến nông)
(HBĐT) - Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Kim Bôi đã tổ chức 74 lớp tập huấn KH-KT về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cho 4.460 lượt hội viên.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tính đến thời điểm tháng 8, lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tiếp tục được các ngân hàng, TCTD trên địa bàn duy trì ở mức 7%/năm đối với các ngân hàng, 7- 7,5%/năm đối với các QTDND. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 1 tháng là 1,2%/năm.
(HBĐT) - Sáng 15/8, tại Trạm BVTV huyện Kim Bôi, Chi cục BVTV tỉnh đã chủ trì cuộc hội thảo họp bàn về thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ dịch vụ BVTV xã thuộc địa bàn huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Ngày 15/8, đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Cao Phong về tình hình cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Tân Lạc còn 4 loại đất chính có diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đạt tỷ lệ thấp. Theo kết quả lập hồ sơ cấp giấy 7 tháng qua, số giấy cấp mới thực hiện tại Văn phòng đăng ký QSDĐ mới được 245 giấy với diện tích 6,2 ha. Việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu đã chuyển cho UBND các xã xác nhận và hoàn thành bước này ở 24 xã, thị trấn, trong đó, đất ở tại đô thị có 12 giấy, diện tích 0,13 ha, đất ở nông thôn có 1.850 giấy, diện tích 53,5 ha, đất SXNN với 2.300 giấy, diện tích 403,16 ha. Riêng đất các tổ chức cấp GCN theo dự án do Sở TN&MT thực hiện, huyện vẫn chưa cập nhật được.
(HBĐT) - Ngày 14/8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổng điều tra (TĐT) cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 của tỉnh. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 chủ trì hội nghị.