Thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc huy động tốt sức dân làm đường giao thông nông thôn, được Bộ GT-VT tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào phát triển giao thông miền núi năm 2012.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, có 23 xã, 1 thị trấn, huyện Tân Lạc có địa hình phức tạp chia thành 4 vùng: vùng 5 xã vùng cao, vùng thượng, vùng sâu và vùng dọc QL 12 B, cơ sở giao thông yếu kém là trở ngại lớn trong giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống dân sinh. Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải tạo động lực phát triển mạnh mẽ KT-XH và cải thiện đời sống dân sinh. Năm năm gần đây, huyện đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án như nguồn vốn ADB, WB 5, Chương trình 135, giảm nghèo, xây dựng cơ bản tập trung… với nguồn vốn trên 330 tỷ đồng trong 5 năm gần đây để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Huyện Tân Lạc đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện các công trình, dự án đầu tư triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng đưa vào khai thác góp phần quan trọng phát triển KT-XH địa phương. Các tuyến đường giao thông quan trọng như Gia Mô- Lỗ Sơn, Địch Giáo- Lũng Vân, Lũng Vân- Bắc Sơn, Lũng Vân- Lam Sơn, Phong Phú- Trung Hòa… từng bước đầu tư rút dần khoảng cách giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn. Nhân dân trong huyện đã tích cực hưởng ứng phong trào làm đường giao thông nông thôn, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đóng góp công sức, đào đắp, lấp vá ổ gà, phát cây, dọn cỏ, nạo vét lề đường, khơi thông cống, rãnh, sửa chữa, làm mới các công trình thoát nước… phục vụ việc đi lại, giao lưu dễ dàng hơn. Hàng năm nhân dân đóng góp trên 420.000 ngày công tu sửa, nâng cấp, làm mới đường giao thông nông thôn. Phong trào toàn dân làm đường GTNT phát triển đều khắp ở các xã từ Phú Vinh, Phú Cường, Trung Hòa, Địch Giáo, Lỗ Sơn, Thanh Hối, Ngọc Mỹ, Mãn Đức, thị trấn đến cả 5 xã vùng cao như Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân. Hằng năm nhân dân đóng góp hàng chục nghìn ngày công tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Trên địa bàn huyện có QL 6 và QL 12B với chiều dài 33 km tỉnh lộ, 90 km đưòng huyện và hơn 400 km đường liên thôn, xóm. Đến nay đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường giao thông thôn xóm từng bước được cứng hóa tạo điều kiện đi lại giao thương cho nhân dân dễ dàng hơn. Cùng với việc quan tâm phát triển giao thông nông thôn, huyện Tân Lạc đã quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ kết cấu hạ tầng, từng bước giải quyết có hiệu quả việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đẩy mạnh bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Các công trình giao thông và công trình giao thông phụ trợ đều được bảo vệ tốt, không để xảy ra trường hợp đập phá cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan, cột km. Huyện đã rà soát tất các trường hơp vi phạm hành lang và tổ chức giải tỏa một số điểm lấn chiếm lòng, lề đường, nhằm lập lại trật tư an toàn giao thông, tiến tới giảm TNGT trên địa bàn. Là địa bàn có tuyến tuyến đường QL 6 và đường 12 B chạy qua, huyện đã phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tổ chức các phương án phân luồng giao thông khi có sự cố ách tắc giao thông xảy ra. Đối với công tác vận tải, huyện cũng làm tốt công tác kiểm tra bến bãi, bảo đảm xe chạy đúng giờ, tuân thủ nghiêm sổ nhật trình, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thuận tiện, an toàn. Với những két quả đó, cán bộ và nhân dân huyện Tân Lạc đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc phát triển giao thông miền núi năm 2012.
Lê Chung
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định cụ thể các trường hợp vi phạm về hoá đơn như: sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn...
(HBĐT) - Xã Cun Pheo (Mai Châu) hiện có 540 hộ với gần 2.500 khẩu. Trong đó có tới 66% số hộ thuộc diện hộ nghèo. Là một xã vùng cao, đời sống của nhân dân chủ yếu trông vào sản xuất nông, lâm nghiệp với tỷ trọng chiếm 90% giá trị sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, tổng diện tích gieo cấy cả năm của toàn xã chỉ xấp xỉ 82 ha trồng lúa và 150 ha ngô, chủ yếu sử dụng các giống cũ dẫn đến năng suất, sản lượng thấp. Việc phát triển nghề trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình xã chủ yếu là núi cao, đồi dốc, đất màu bị rửa trôi, cây trồng phát triển kém.
(HBĐT) - Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh ta, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi. Năm 2012, Chi cục Thú y tiến hành nuôi thử nghiệm với số lượng con giống khoảng 1.000 con. Kết quả mang lại khả quan, cùng với chất lượng thịt chắc, thơm, đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định, giá cả có lợi đã giúp hộ tham gia chăn nuôi có lãi, tin tưởng vào việc chăn nuôi thành công.
(HBĐT) - Qua 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011 – 2013), nhân dân trong tỉnh đã đóng góp trên 21.670 ngày công lao động, hiến 200 ha đất để xây dựng nhà ở, cải cạo, chỉnh trang nhà cửa và các công trình phụ trợ với tổng trị giá trên 980 tỷ đồng
(HBĐT) - Ngày 20/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo huyện Kim Bôi về kết qủa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2013.
(HBĐT) - Cán bộ, viên chức ngành GT-VT tỉnh ta đang phát huy truyền thống vẻ vang “Dũng cảm, thông minh, sáng tạo”, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ngày càng khẳng định là ngành kinh tế kỹ thuật đi trước, mở đường phục vụ đắc lực công cuộc phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH ở địa phương.