Từ nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
(HBĐT) - Cao Sơn là xã vùng cao của Đà Bắc. Dù chỉ cách xa trung tâm huyện 10 km nhưng địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi bởi khe núi. Đường giao thông đến các xóm còn nhiều khó khăn. Có xóm cách xa trung tâm tới 12 km mà người dân vẫn ví von lên được xóm Sưng thì phải sưng và mỏi hết cả hai đầu gối. Xã có diện tích tự nhiên trên 5.000 ha, trong đó, đất lâm trường đang quản lý 1.457 ha, đất phù hợp sản xuất nông nghiệp 860 ha, chiếm tỷ lệ 24,06%, đất sản xuất lâm nghiệp 2.100 ha, diện tích nuôi thủy sản 38,2 ha, đất phi nông nghiệp 268 ha, còn lại là đồi, núi đá.
Khi xưa, cả xã chỉ có 4 xóm là Sưng, Bai, Lanh, Tằm với 380 hộ. Năm 1982, xã tiếp nhận thêm một số hộ dân vùng kinh tế mới và dân chuyển lòng hồ thủy điện. Đến nay, xã có trên 1.000 hộ với 4.087 nhân khẩu. Là xã đặc biệt khó khăn, Cao Sơn được hỗ trợ nhiều chương trình, dự án đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá; hỗ trợ KH-KT, vốn phát triển sản xuất, cuộc sống người dân từng bước được cải thiện. Xã hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 1 (2001-2005). Chủ tịch UBND xã Triệu Phúc Thi cho biết: Nếu tính bình quân lương thực, người dân Cao Sơn không lo thiếu đói. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, mấy năm nay sản xuất của xã tương đối ổn định. Diện tích lúa toàn của xã có 105,4 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, ngô 651,2 ha, năng suất 55 tạ/ha, dong riềng 320 ha, gần 100 ha mía đường, 70 ha sắn, còn lại là rau, màu. Toàn xã có 570 con trâu, bò, hàng nghìn đầu lợn và gần 1 vạn con gia cầm. Người dân trong xã tự bỏ vốn trồng được 100 ha rừng. Dù vậy, cuộc sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm tới 68,8%. Đến nay, xã có 4 xóm đặc biệt khó khăn.
Chủ tịch UBND xã Triệu Phúc Thi cho biết thêm: Tìm lời giải cho bài toán xóa đói- giảm nghèo của xã thật nan giải. Diện tích đất rộng nhưng đất sản xuất lại không nhiều. Mặt khác, xã có số dân đông, hàng năm số lao động thiếu việc làm phải đi làm ăn xa từ 80-100 người. Nguồn sống chủ yếu của người dân trông vào sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi. Nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản phẩm đầu ra luôn bấp bênh, tính toán chi phí hiệu quả không cao, nông dân không có vốn để đầu tư tái sản xuất. Về hạ tầng còn nhiều yếu kém do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Mặt khác, địa hình Cao Sơn chia cắt, độ dốc lớn, mỗi mùa mưa bão đã hư hại nền đường, mặt đường. Điều này làm nhiều tuyến đường trở lại như lúc chưa đầu tư rất khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển nông sản, hàng hóa. Các công trình nước sinh hoạt tại các xóm đông dân như xóm Sơn Phú, Sèo, Nà Chiếu, Tằm thiếu nước và vệ sinh chưa bảo đảm cũng là khó khăn cho cuộc sống người dân. Lớp học xóm Sưng đã xuống cấp không bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, nhất là trong mùa mưa bão... Để góp phần vào XĐ-GN, trước mắt, xã mong muốn được Nhà nước đầu tư nâng cấp tuyến đường từ xóm Nà Chiếu đi xóm Sưng, đường xóm Lanh, xóm Giằng cải thiện điều kiện đi lại của người dân; mở đường từ xóm Tằm đến ngòi sông bến Lanh để tiện giao thương hàng hóa đường thủy. Về sản xuất, người dân thiết tha mong được Nhà nước hỗ trợ máy móc chế biến bảo quản ngô, sắn là những cây trồng chủ lực của xã; xây dựng cơ sở chế biến dong riềng để nâng cao hiệu quả sản xuất, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân.
Hương Lan
(HBĐT) - Trong những ngày này ở hai xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đi đến đâu cũng bàn đến chuyện trồng ngô. Nhà nào cũng tranh thủ thời tiết đẹp thu ngô vụ cũ làm đất để trồng luôn vụ mới. Mặc dù đã 12h trưa nhưng chị Bùi Thị Tình, xóm Khộp, xã Ngọc Lâu vẫn ra vườn gieo ngô. Vừa tra hạt, vừa trò chuyện, chị cho biết: Mấy hôm nay trời hửng nắng lên nên em tranh thủ gieo ngay cho kịp thời vụ. Vụ vừa rồi nhà em thu được hơn 6 tấn, bán được giá 4.200 đồng/kg tươi, mọi năm chỉ được hơn 4 tấn giá chỉ bán được 3.600 đồng/kg. Được giá, được mùa nên cả nhà vui lắm, vừa thu hoạch xong vụ trước, em làm đất làm luôn vụ này.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi gieo cấy trên 3.587 ha lúa. Theo Trạm BVTV huyện, đến thời điểm giữa tháng 8, một số đối tượng dịch hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy, chuột… bắt đầu xuất hiện và gây hại trên diện tích lúa trà sớm và chính vụ, dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng mật độ và diện phân bố. Chính vì vậy, từ nay đến cuối tháng 9, huyện sẽ tập trung thực hiện tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại để bảo vệ lúa vụ mùa.
(HBĐT) - Ngày 21/8, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và hội thảo tìm giải pháp xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, có 23 xã, 1 thị trấn, huyện Tân Lạc có địa hình phức tạp chia thành 4 vùng: vùng 5 xã vùng cao, vùng thượng, vùng sâu và vùng dọc QL 12 B, cơ sở giao thông yếu kém là trở ngại lớn trong giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống dân sinh. Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải tạo động lực phát triển mạnh mẽ KT-XH và cải thiện đời sống dân sinh. Năm năm gần đây, huyện đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án như nguồn vốn ADB, WB 5, Chương trình 135, giảm nghèo, xây dựng cơ bản tập trung… với nguồn vốn trên 330 tỷ đồng trong 5 năm gần đây để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
(HBĐT) - Xã Trung Sơn nằm ở phía đông Nam huyện Lương Sơn, có trục đường Hồ Chí Minh chạy qua và giáp với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn. Đây là những lợi thế lớn để xã thực hiện giao lưu phát triển KT-XH. Đến nay đã thu hút được 22 dự án đầu tư vào địa bàn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, bước đường xây dựng CNH nơi đây còn gặp khá nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
(HBĐT) - Từ ngày 19 - 21/8, Trung tâm XTTM tỉnh đã tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ cho 80 cán bộ, nhân viên các HTX sản xuất nông nghiệp, HTX dịch vụ thương mại, cán bộ, nhân viên Ban quản lý các chợ, tổ quản lý chợ, cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, xăng dầu trên địa bàn.