Công ty cổ phần Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) sản xuất các sản phẩm từ gỗ, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: P.V

Công ty cổ phần Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) sản xuất các sản phẩm từ gỗ, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: P.V

(HBĐT)- Với lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, hệ thống giao thông thuận lợi cùng sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Kỳ Sơn đang nỗ lực hiện thực hóa quy hoạch phát triển KT-XH. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

Trong bối cảnh nhiều khó khăn thế nhưng dự án Nhà máy Thức ăn chăn nuôi Japfa Hòa Bình triển khai tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa đã chính thức đi vào hoạt động. Ông SANJEEV KUMAR, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Japfa Comfeed cho biết: Tập đoàn Japfa Compeed quyết định triển khai dự án ở đây vì xác định Hòa Bình có lợi thế về hạ tầng, giao thông là tỉnh cửa ngõ phía tây bắc có tiềm năng lớn về nguyên liệu phục vụ chế biến. Tập đoàn triển khai thực hiện sản xuất và chế biến. Dự án này nằm trong chuỗi dự án của Tập đoàn Japfa Comfeed Indonesia triển khai tại Việt Nam và đây cũng là dự án chế biến thức ăn chăn nuôi đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 380 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích hơn 4 ha, có công suất thiết kế 30 vạn tấn sản phẩm/năm. Trong quá trình thực hiện dự án, Tập đoàn Japfa Comfeed được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền làm thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận tiện. Chỉ sau đúng gần 2 năm tính từ ngày được cấp phép đầu tư, nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Hiện nay, Công ty đang triển khai giai đoạn mở rộng nhà máy, thực hiện mô hình SX-KD khép kín từ chế biến sản phẩm, lai tạo con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tương lai sẽ thực hiện 400.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty đang triển khai kế hoạch tuyển dụng đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật để bảo đảm nhà máy vận hành hiệu quả.

 

Dù còn nhiều khó khăn nhưng diện mạo của huyện Kỳ Sơn đã có nhiều đổi mới. Quy hoạch phát triển KT-XH từng bước định hình và hoàn thiện. Trong lĩnh vực CN-TTCN, huyện đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn chuyển đổi ngành nghề cho người lao động địa phương. Đối với lĩnh vực du lịch, một trong những lợi thế của huyện cũng đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai các dự án khá hiệu quả như: Công ty INT đầu tư chuỗi sản phẩm du lịch Kỳ Sơn Xanh với 4 khu chính là The Fantasy Villas  tại suối Bùi, thôn Gò Bùi, xã Dân Hòa; khu biệt thự sinh thái The Melody Villas, khu Resort Cao Vàng, xóm Dụ, xã Mông Hóa và Đồng Bến Lake View, xã Dân Hạ. Khu du lịch thác Thăng Thiên, xã Dân Hòa cũng là điểm đến của khách du lịch vào dịp cuối tuần. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã quy hoạch được một số vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện đặc thù như: vùng trồng rừng và cây lâu năm ở các xã Độc Lập, Phúc Tiến, Phú Minh, Yên Quang; vùng chuyên canh lúa, cây màu và phát triển chăn nuôi ở vùng Phú Cường gồm các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh; vùng sản xuất rau tại thị trấn, Dân Hạ, Hợp Thịnh... Đến nay đã có 9 xã phê duyệt đồ án quy hoạch NTM, làm cơ sở huy động các nguồn lực xây dựng NTM.

 

Trao đổi với với chúng tôi, đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: Qua nửa nhiệm kỳ, huyện đã có 7/14 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đề ra. Đến nay, cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng 38,6%; thương mại, du lịch 34,5% và nông - lâm nghiệp 26,9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân đạt 12,5%. Ước năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 28,2 triệu đồng/người (tăng 12,8% so với đầu nhiệm kỳ). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,2% (năm 2010) xuống còn 5,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển mới. Tính đến năm 2012, toàn huyện có 5.952 gia đình, 56 làng, khu, 12 cơ quan, 31 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở được kiện toàn và củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền tiếp tục được quan tâm... Huyện đang tranh thủ sự ủng hộ của các sở, ban, ngành tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai các giải pháp khả thi rà soát, bổ sung quy hoạch, hoàn thiện cơ chế, chính sách, huy động tốt các nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Kỳ Sơn trở thành vùng kinh tế động lực có sức lôi cuốn, lan toả cho KT-XH của các vùng khác trong tỉnh.

 

 

                                                                       Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Bằng đôi tay khéo léo, sáng tạo của các nghệ nhân, những sản phẩm của làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu ngày càng đa dạng, tinh tế, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Tại hội nghị, đại diện Công ty Giống cây trồng Thái Bình và UBND huyện Kim Bôi đã ký kết hợp đồng cung cấp - sử dụng sản phẩm giống ngô lai VS36 trong vụ đông 2013.
Đoàn công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng gà thịt nuôi tại gia đình chị Đỗ Thị Xuân (Đội 8, xã Hưng Thi, Lạc Thủy) – 1 trong 4 hộ tham gia mô hình.
Công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam gia công sản phẩm thấu kính xuất khẩu.

Thanh, kiểm tra chuyên đề kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Từ ngày 25 – 29/8, đoàn kiểm tra liên ngành gồm các lực lượng Công an, Sở Khoa học - Công nghệ, chi cục QLTT tỉnh đã tổ chức đợt thanh, kiểm tra chuyên đề về kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Khởi công 3 công trình tại vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban dân tộc tỉnh tổ chức khởi công công trình thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Trên 8.100 ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã tích cực chuyển đổi 8.153 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như nhãn, bưởi, cam, mía, ngô, lạc... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các huyện có diện tích chuyển đổi cao nhất là: Yên Thủy (3.129 ha), Lạc Sơn (1.870 ha), Tân Lạc (934 ha)...

Trồng rừng vượt 4,8% kế hoạch năm

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến cuối tháng 8, toàn tỉnh đã trồng được 7.336 ha rừng sản xuất, vượt 4,8% kế hoạch trồng rừng năm 2013 (7.000 ha). Trong đó, các huyện có diện tích trồng rừng cao nhất: Kim Bôi (1.840 ha), Lương Sơn (900 ha), Đà Bắc (885 ha), Lạc Sơn (862 ha), Lạc Thủy (860 ha).

Thị trường hàng tiêu dùng tăng giá nhẹ dịp Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là Quốc khánh ngày 2/9, không khí mua sắm nhộn nhịp hơn so với ngày thường. Dịp này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá – một trong những giải pháp kích cầu hiệu quả để thu hút khách hàng còn tại các chợ truyền thống, các hộ kinh doanh đã chuẩn bị nguồn hàng phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

30 hộ chăn nuôi được tập huấn theo phương pháp hiện trường

(HBĐT) - Từ ngày 24 – 28/8, tại huyện Kỳ Sơn, Chi cục Thú y và Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho 30 hộ có cùng sở thích trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục