Doanh nghiệp Hà Phương (xóm Bờ Sông, xã Ngọc Lương) là 1 trong 4 DN đang đầu tư chăn nuôi quy mô lớn tại Ngọc Lương.
(HBĐT) - Từ một xã khó khăn của huyện Yên Thủy, chỉ sau vài năm mạnh dạn thu hút đầu tư, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, Ngọc Lương đã vươn lên là xã đứng đầu về phát triển kinh tế của huyện Yên Thủy với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2011 đến nay xấp xỉ 17%/năm. Hiện nay, việc thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV về phát triển kinh tế đã cơ bản đạt và vượt. Xã phấn đấu là một trong những nơi đầu tiên của tỉnh hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2015.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Ngọc Tiện, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Xác định để phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả cần tận dụng khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có. Do đó, chính quyền xã luôn chỉ đạo và động viên nhân dân khắc phục mọi khó khăn hoàn thành 100% diện tích cây trồng hàng năm. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho phù hợp với điều kiện. Trong nông nghiệp, ngoài diện tích trồng lúa, ngô, lạc, xã đã chuyển những diện tích bị hạn sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả cao như bưởi Diễn.
Ngoài ra, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, ngành chăn nuôi được xác định là thế mạnh cũng là mũi nhọn của nền kinh tế. Vài năm gần đây, ngành chăn nuôi của xã đều có mức tăng trưởng khá, hiệu quả kinh tế cao.
Ngành chăn nuôi gia súc giữ vững tốc độ tăng tổng đàn từ 15 - 20%, ngành chăn nuôi gia cầm tăng tổng đàn từ 10 - 15%. Tính đến tháng 8, tổng đàn gia súc của toàn xã hiện có trên 10.000 con và tổng đàn gia cầm gần 47.000 con. Hiện nay, ngoài 4 trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, trên địa bàn xã còn có hàng chục hộ dân chăn nuôi quy mô từ trung bình trở lên. Những năm gần đây, ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản của xã hàng năm đều duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 5%.
Bên cạnh sự phát triển ổn định của nông nghiệp thì CN-TTCN của Ngọc Lương cũng có mức tăng trưởng khá cao (trên 18%/năm). Xã đã tập trung khai thác những tiềm năng sẵn có như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ mộc, may mặc... vừa giải quyết được tại chỗ đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, vừa góp phần tạo việc làm cho lao động. Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN của xã trong 6 tháng đầu năm đạt gần 30 tỷ đồng (tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2012).
Cùng với nông nghiệp và CN-TTCN thì sự phát triển khá của thương mại, dịch vụ tạo thành thế phát triển “kiềng 3 chân” vững chắc, toàn diện cho nền kinh tế của Ngọc Lương. Giá trị sản xuất chiếm khoảng hơn 20% tỷ trọng nền kinh tế. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt gần 20 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013).
Phát huy những tiềm năng sẵn có, sáng tạo trong cách triển khai thực hiện, Ngọc Lương đã xây dựng được nền kinh tế phát triển khá toàn diện và bền vững. Điều này được thể hiện cụ thể qua việc mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong 6 tháng đầu năm, Ngọc Lương đã thu ngân sách đạt 59% chỉ tiêu kế hoạch của cả năm.
Phấn khởi nhìn lại những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, đồng chí Chủ tịch UBND xã khẳng định: Vượt qua nửa đầu nhiệm kỳ đầy khó khăn, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Lương đã phấn đấu hoàn thành cơ bản đạt, vượt các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ đề ra cho lĩnh vực kinh tế. Từ những kết quả đó, xã đã mạnh dạn điều chỉnh tăng một chỉ tiêu quan trọng về kinh tế là phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng trở lên (chỉ tiêu Nghị quyết 19 triệu đồng). Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, nghiệp xuống còn 40% (chỉ tiêu Nghị quyết 46%), tăng tỷ trọng CN-TTCN lên 35% (chỉ tiêu Nghị quyết 29%). Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu về phát triển kinh tế đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV đã đề ra.
Dương Liễu
(HBĐT)- Với lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, hệ thống giao thông thuận lợi cùng sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Kỳ Sơn đang nỗ lực hiện thực hóa quy hoạch phát triển KT-XH. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Đến với làng nghề dệt truyền thống xã Chiềng Châu (Mai Châu), du khách sẽ mãi nhớ những âm thanh quen thuộc của tiếng lách cách thoi đưa, đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị tỉ mẩn từng công đoạn nhuộm màu, quay sợi... Đã lâu rồi, nghề dệt được bà con các dân tộc nơi đây cẩn trọng giữ gìn. Đặc biệt, ít năm lại đây, với sự hỗ trợ của tổ chức trong, ngoài nước cùng ý thức khơi dậy, bảo tồn, làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã trở thành địa chỉ sắc màu văn hóa Thái, đồng thời giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho không ít cư dân khu vực nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 30/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến hoạt động cung cấp vật tư nông nghiệp cho sản xuất vụ đông năm 2013. Đến dự có lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp, đại diện 27 xã có diện tích trồng cây vụ đông lớn, cùng nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 29/8, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT dẫn đầu đã đến kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi gà đồi tại huyện Lạc Thủy. Cùng đi có đại diện các doanh nghiệp: Công ty CP Chăn nuôi Hòa Bình, Công ty TNHH ANT Hà Nội, Công ty Thuốc thú y Navetco. Đây là các doanh nghiệp đã phối hợp với Chi cục Thú y - Sở NN&PTPT thực hiện mô hình trên.
(HBĐT) - Trong khi nhiều cấp, ngành, địa phương ra sức tuyên truyền và triển khai quyết liệt trong cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012. Ngược lại, một bộ phận doanh nghiệp – thành phần chính trong cuộc tổng điều tra lại tỏ ra thờ ơ, thiếu trách nhiệm, phần nào đã gây khó khăn cho việc thu thập thông tin.
(HBĐT) - Từ ngày 25 – 29/8, đoàn kiểm tra liên ngành gồm các lực lượng Công an, Sở Khoa học - Công nghệ, chi cục QLTT tỉnh đã tổ chức đợt thanh, kiểm tra chuyên đề về kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình.