Từ hiệu quả ban đầu của dự án, Hội Nông dân huyện Yên Thuỷ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình nhằm giúp đỡ các hộ hội viên nông dân khó khăn.
(HBĐT) - Lạc Lương là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thuỷ, được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn III. Nhằm tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế bền vững, năm 2010, từ nguồn vốn giải quyết việc làm của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân huyện Yên Thuỷ đã hỗ trợ vốn mua 20 con bò giống cho hộ nghèo trong xã với trị giá 80 triệu đồng. Qua 3 năm triển khai, dự án đã góp phần giúp nhiều hộ đã thoát được nghèo.
Đồng chí Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch HND huyện Yên Thuỷ cho biết: Ngay sau khi nhận được dự án, Hội Nông dân huyện Yên Thuỷ đã xuống địa bàn, khảo sát thực tế để chọn hộ tham gia dự án. Với mục tiêu nhằm giúp đỡ hội viên nông dân nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, huyện đã chỉ đạo xã lựa chọn những hộ thuộc diện khó khăn về kinh tế tuy nhiên có nhân lực, cam kết xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo, chịu khó và có trách nhiệm tham gia dự án.
Sau khi lựa chọn hộ tham gia, Huyện hội cũng đã phối hợp với trạm KN – KL huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh trên đàn gia súc, trang bị tủ sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hội viên nông dân trong xã. Đồng thời giúp xã thành lập 2 câu lạc bộ chăn nuôi để giúp những hội viên nông dân có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm không chỉ trong lĩnh vực chăn nuôi mà trong cách thức làm ăn, đầu tư áp dụng KHKT vào sản xuất.
Chính nhờ cách chọn hộ nghiêm túc, trang bị kiến thức, kỹ thuật cho hộ tham gia đã giúp cho dự án chăn nuôi bò sinh sản đạt được kết quả khả quan. Đến nay, tổng số bò đã tăng lên 40 con, chủ yếu là bò lai sind. Nhiều hộ từ 1 con bê lai ban đầu hiệu nay đã có 3 con bò. Dự án cũng đang được Hội Nông dân huyện Yên Thuỷ tiếp tục nhân rộng nhằm giúp hội viên nông dân nghèo vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ ban đầu do các hộ hưởng lợi từ dự án hoàn trả sau 3 năm thực hiện. Đặc biệt, từ dự án này cùng với nhừng dự án khác đã góp phần giúp nhiều hộ nghèo xã Lạc Lương dần ổn định kinh tế, xoá đói - giảm nghèo hiệu quả. Điển hình là hộ ông Bùi Xuân Cảng, xóm Lương Tiến, từ con bê lai ban đầu, hiện nay gia đình ông đã có 3 con bò. Cũng là một trong những hộ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, được nhận bò từ chương trình là niềm mơ ước lớn của gia đình. Ông luôn xác định đây là bò giống, Nhà nước cấp để phát triển kinh tế nên có những lúc gia đình rơi vào túng quẫn, để trang trải sinh hoạt hàng ngày, ngoài thời gian làm ruộng, vợ chồng ông làm vườn, trồng màu để kiếm thêm thu nhập, cố gắng duy trì con giống không bán. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình ông được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế rừng. Nhờ đó gia đình ông đã từng bước thoát khỏi hộ nghèo, vươn lên khá giả. Cùng với hộ gia đình ông Cảng, nhiều hộ nông dân xóm Thống Nhất, Lạc Lương cũng đã gây dựng được đàn bò lai Sind góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình.
“Có được kết quả trên, trước hết phải khẳng định dự án đã được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả rõ rệt. Thông qua đó, chương trình đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, tạo điều kiện để nhiều gia đình có ý chí vươn lên thoát nghèo, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”, đồng chí Bùi Thị Nga, Phó chủ tịch HND huyện Yên Thuỷ chia chia sẻ.
Phương Linh
(HBĐT) - Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.
(HBĐT) - Theo Cục Thuế tỉnh, trong tháng 8 vừa qua, thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 140.000 triệu đồng. Với kết quả đó, thu NSNN của tỉnh 8 tháng đầu năm ước thực hiện 1.111.425 triệu đồng. Trong đó thu cân đối ngân sách là 1.016.425 triệu đồng, bằng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 58% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh, thu quản lý qua NSNN ước đạt 90.000 triệu đồng.
(HBĐT) - Triển khai mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ theo phương pháp hiện trường tại xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình) từ tháng 4 đến nay, mô hình đã hoàn thành 2 giai đoạn, gồm: tập huấn cách thức chuẩn bị hồ nuôi, thả cá giống, giao nhận thức ăn chăn nuôi và tập huấn chăm sóc, cho ăn, quản lý đàn; giai đoạn phát triển từ cá giống lên thương phẩm, đã tập huấn trị bệnh, chăm sóc quản lý và chế biến thức ăn, cho ăn thức ăn bổ sung cỏ, cám.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 27 xã tham gia chương trình xây dựng NTM. Đến nay, Trung Bì là xã đầu tiên của huyện đạt 10 tiêu chí, bao gồm: số 01 (quy hoạch), số 02 (giao thông), số 04 (điện), số 05 (trường học), số 08 (bưu điện), số 09 (nhà ở), số 14 (giáo dục), số 16 (văn hóa), số 18 (hệ thống tổ chức CT-XH), số 19 (an ninh trật tự xã hội). Đề án xây dựng NTM của xã được phê duyệt vào cuối tháng 7/2013.
(HBĐT) - Đến nay, tất cả 191 xã tham gia chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch chung, trong đó, số xã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết có 118 xã, 128 xã đã công bố quy hoạch xây dựng NTM. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 29 xã thực hiện được việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch. Trong đó, riêng huyện Tân Lạc có 23 xã, thị trấn. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, 23 xã của huyện đã hoàn thành cắm mốc giới ra ngoài thực địa, đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch xây dựng NTM.
(HBĐT) - Chiều ngày 13/9, Công ty CP TM Định Nhuận tổ chức khai trương Trung tâm hội nghị Hòa Bình, tại khu vực trung tâm TM bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, thành phố Hòa Bình, đại diện hội DN nghiệp nhỏ và vừa cùng đông đảo bạn hàng của Công ty.