(HBĐT) - Là xã thuần nông nằm ở trung tâm huyện, trong những năm gần đây, cùng với chuyển đổi đưa các loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất, xã Hạ Bì (Kim Bôi) còn mạnh dạn đầu tư các mô hình chăn nuôi gia súc hiệu quả kinh tế cao, góp phần XĐ-GN, nâng cao mức sống cho các hộ dân.
Với phương châm phát triển chăn nuôi toàn diện cả về số lượng và chất lượng, năm 2012, xã Hạ Bì đã ra nghị quyết chuyên đề đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm, tổng đàn gia súc đạt trên 10.000 con, trong đó, trên 1.000 con trâu, bò, 1.000 con lợn. Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường, năm 2012, đặc biệt là những tháng đầu năm 2013, giá cả không ổn định, dẫn đến nhiều hộ dân bị thua lỗ nên xã đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển trọng tâm sang chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò. Nhờ tìm được hướng đi đúng lại ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào chăn nuôi nên trong 6 tháng đầu năm, ngành chăn nuôi của xã đã chiếm tỷ trọng cao trong SXNN. Hiện nay, toàn xã có trên 1.000 con trâu, bò, tiêu biểu có xóm Mớ Đồi, Mớ Khoắc với trên 500 con.
Những hộ dân chăn nuôi cho biết, hiện nay việc SXNN đã được cơ giới hóa hoàn toàn nhưng họ vẫn chú trọng chăn nuôi trâu, bò bởi ngoài tạo thu nhập ổn định hơn các loại con khác. Đàn trâu, bò còn có thể tạo ra nguồn phân bón đáng kể cho cây trồng, công chăm sóc ít.
Trước kia, gia đình chị Bùi Thị Thìn ở thôn Mớ Đồi rất khó khăn, cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán. Năm 1995, được sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi, chị Thìn đã mua một cặp bò giống về nuôi. Sau 2 năm, cặp bò sinh sản lứa đầu, đến nay, gia đình chị đã có đàn bò hơn 10 con. Từ tiền bán bò, gia đình chị đã xây dựng được nhà khang trang và lo cho các con ăn học đầy đủ.
Qua các mô hình chăn nuôi tại xã Hạ Bì có thể khẳng định, phát triển chăn nuôi trâu, bò đã góp phần XĐ-GN của toàn xã từ trên 40% (năm 2011) xuống còn 27% (năm 2012). Với kết quả này, xã Hạ Bì phấn đấu, đến năm 2015 nâng tổng đàn gia súc toàn xã lên gần 20.000 con, trong đó, 2.000 con trâu, bò. Hộ ít nhất có 1 con trở lên. Qua đó hình thành vùng chăn nuôi gia súc gắn với thị trường tiêu thụ. Mặt khác, chuyển diện tích trồng màu bấp bênh sang trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn bền vững cho gia súc... Với những định hướng, mục tiêu cụ thể, hy vọng việc đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ở xã Hạ Bì mang lại nguồn thu lợi thiết thực cho người dân, góp phần XĐ-GN bền vững.
Bùi Sơn
(Đài TT-TH Kim Bôi)
(HBĐT) - Theo phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, trên địa bàn huyện hiện có 5 trang trại nuôi thủy sản đạt tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT.
(HBĐT) - Thời gian qua, mô hình CLB giúp nhau phát triển kinh tế ở thôn Cố Thổ (xã Hòa Sơn, Lương Sơn) đã có nhiều hoạt động thiết thực. CLB đã tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - “Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó có thanh niên và lực lượng này đóng vai trò quan trọng bởi họ chiếm số đông trong xã hội, có trí tuệ, sức khoẻ, dám nghĩ, dám làm. Xác định điều đó, ngay từ khi triển khai CVĐ “Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, Huyện đoàn Lạc Sơn đã luôn lồng ghép nội dung này vào mọi hoạt động tình nguyện, chương trình hành động của Đoàn. Tinh thần đó cũng được thể hiện rất rõ ràng trong chiến dịch hè tình nguyện năm 2013...” - Anh Bùi Văn Quyền, Bí thư Huyện đoàn Lạc Sơn cho biết.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện duy trì 2.450 ha nuôi thủy sản, gồm 1.300 ha ao nhỏ, 100 ha cá ruộng và 1.050 ha nuôi hồ với 1.250 lồng nuôi. Với diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản ở các địa phương tương đối lớn và đa dạng, nông ngư dân đã từng bước áp dụng tiến bộ KH-KT về thủy sản có hiệu quả ở các địa phương.
(HBĐT)- Trong bối tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, ấy vậy lần thứ 2 Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình (An Thịnh) tiếp tục được bình chọn và trao giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2013. Quan trọng hơn nếu như năm 2011, An Thịnh nằm trong TOP 200 doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt thì lần này đã vươn lên TOP 100 doanh nghiệp được trao giải, khẳng định thương hiệu bền vững của doanh nghiệp này và đây cũng là điểm sáng trong bối cảnh tình hình kinh tế tiếp tục ảm đạm.
(HBĐT) - Ngày 17/9, huyện Lạc Thủy đã mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang Nhật cho 170 hộ nông dân được lựa chọn tham gia. Mô hình triển khai ở vụ đông này tại 3 xã Lạc Long, Khoan Dụ, Yên Bồng với tổng diện tích 15 ha.