CCB Phạm Minh Tuấn, hội viên chi hội CCB xóm Át, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) chăm sóc đàn lợn của gia đình.
(HBĐT) - Được các đồng chí trong Thường trực Hội CCB xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) giới thiệu về một hội viên Hội CCB làm kinh tế giỏi, chúng tôi tìm đến nhà anh Phạm Minh Tuấn, hội viên chi hội CCB xóm Át đúng lúc anh đang chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Hình ảnh anh Tuấn mà chúng tôi gặp vẫn giản dị trong chiếc áo đã bạc màu, lau mồ hôi trên trán, anh kể: Cơ ngơi này được vun vén bằng nỗ lực của bản thân, gia đình và sự giúp đỡ của các cấp Hội CCB. Sau khi xuất ngũ trở về quê hương năm 1995, tôi chọn mảnh đất quê nhà để thực hiện ước mơ phát triển kinh tế. Ban đầu, gia đình gặp nhiều khó khăn, đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt và cả tiền bạc cho những bài học kinh nghiệm trong làm ăn. Xác định muốn phát triển kinh tế, bản thân phải trang bị những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi... mới mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, thông qua những lớp học của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, qua sách, báo mua về tham khảo và qua tìm hiểu thực tế từ những mô hình đi thăm quan, qua truyền hình, tôi đã tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức trồng trọt, chăn nuôi... Ban đầu, anh đầu tư hết vốn đã tích góp vào nuôi 10 con lợn thịt, sau 1 năm, xuất bán ra thị trường thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục đầu tư tăng số lượng. Với diện tích đất vườn của gia đình, CCB Phạm Minh Tuấn đã mạnh dạn cải tạo lại hệ thống chuồng trại và chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa với quy mô 40 - 45 con lợn thịt mỗi lứa và thường xuyên nuôi từ 2 - 3 con lợn sinh sản. Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 4 tấn lợn hơi.
Ngoài phát triển đàn lợn, gia đình CCB Phạm Minh Tuấn còn tập trung chăn nuôi gà và ngan ta, hiện tại, hơn 200 con gà và ngan ta đang phát triển ổn định, trung bình 1 năm 2 lứa gà và 3 lứa ngan cộng thêm thu nhập từ bán lợn, mỗi năm (trừ chi phí), gia đình anh thu nhập trên 50 triệu đồng. Khi đã tích luỹ được kinh nghiệm, anh Tuấn luôn tận tình giúp đỡ những hộ trong xã giống, kỹ thuật để cùng phát triển kinh tế.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện duy trì 2.450 ha nuôi thủy sản, gồm 1.300 ha ao nhỏ, 100 ha cá ruộng và 1.050 ha nuôi hồ với 1.250 lồng nuôi. Với diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản ở các địa phương tương đối lớn và đa dạng, nông ngư dân đã từng bước áp dụng tiến bộ KH-KT về thủy sản có hiệu quả ở các địa phương.
(HBĐT)- Trong bối tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, ấy vậy lần thứ 2 Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình (An Thịnh) tiếp tục được bình chọn và trao giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2013. Quan trọng hơn nếu như năm 2011, An Thịnh nằm trong TOP 200 doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt thì lần này đã vươn lên TOP 100 doanh nghiệp được trao giải, khẳng định thương hiệu bền vững của doanh nghiệp này và đây cũng là điểm sáng trong bối cảnh tình hình kinh tế tiếp tục ảm đạm.
(HBĐT) - Ngày 17/9, huyện Lạc Thủy đã mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang Nhật cho 170 hộ nông dân được lựa chọn tham gia. Mô hình triển khai ở vụ đông này tại 3 xã Lạc Long, Khoan Dụ, Yên Bồng với tổng diện tích 15 ha.
(HBĐT) - Ngày 16/9, đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tỉnh số 2 gồm các lực lượng QLTT, VSATTP, KH & CN và cảnh sát PCTP về Môi trường – Công an tỉnh đã kiểm tra việc đảm bảo ATTP dịp Tết Trung thu trên địa bàn 2 huyện Kim Bôi, Lạc Thủy. Đợt kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa trên thị trường.
(HBĐT) - Lạc Lương là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thuỷ, được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn III. Nhằm tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế bền vững, năm 2010, từ nguồn vốn giải quyết việc làm của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân huyện Yên Thuỷ đã hỗ trợ vốn mua 20 con bò giống cho hộ nghèo trong xã với trị giá 80 triệu đồng. Qua 3 năm triển khai, dự án đã góp phần giúp nhiều hộ đã thoát được nghèo.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bền vững, trong định hướng phát triển ngành này những năm tiếp theo, tỉnh xác định quy mô chăn nuôi gia trại, trang trại là xương sống nhằm tăng tỷ trọng, nâng cao giá trị SX, trong đó, chú trọng chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng hàng hóa, đồng thời đa dạng hóa các mô hình, phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để BVMT, cung cấp ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng VSATTP.