Gia đình ông Phạm Hồng Ngân, khu 7, thị trấn Cao Phong là một trong những hộ gia đình có doanh thu tiền tỷ từ trồng cam.

Gia đình ông Phạm Hồng Ngân, khu 7, thị trấn Cao Phong là một trong những hộ gia đình có doanh thu tiền tỷ từ trồng cam.

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất mía, cam được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú từ sản xuất nông nghiệp.

 

Chúng tôi đến Cao Phong đầu tháng 10 đúng vào mùa thu cam, chanh năm 2013. Thương lái bắt đầu lùng mua, đặt hàng. Năm nay, Cao Phong tiếp tục được mùa, sản lượng dự kiến khoảng 16.000 tấn. Giá đầu mùa tương đương năm ngoái. Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong Nguyễn Hồng Thủy tự tin: Bây giờ  ở thị trấn như “thảo nguyên” này, ai có hecta đất trồng cam là có “số má”,  đất và người chạy đua với thời gian.

 

Qua giới thiệu, tôi đến gặp hộ gia đình ông Phạm Hồng Ngân, khu 7, thị trấn Cao Phong. Ông mới gia nhập làng tỷ phú ở Cao Phong được vài năm nay. Ông Ngân đang tổ chức lao động chuẩn bị thu cam. Trái cam mọng, căng tròn, sai sát đất. Ông là cán bộ nghỉ chế độ, chỉ có 2 vợ chồng, các con lớn cả. Gia đình không nhiều đất chỉ có 2 vườn cam, mỗi vườn 6.000 m2, tổng diện tích 1,2 ha. Vườn cam Xã Đoài trồng năm 1999, vườn V2 trồng năm 2005. Cam đang vào thời kỳ khỏe,  thu rộ. Năm 2010, cả 2 vườn, ông thu 700 triệu đồng. Năm 2011, vườn cam Xã Đoài cho sản lượng khoảng 25 tấn, giá bán từ 18.000-20.000 đồng/kg, thu khoảng 400 triệu đồng; vườn V2 thu từ 20-25 tấn, giá bán 30.000 đồng kg, thu xấp xỉ 700 triệu đồng, tổng doanh thu trên 1 tỷ đồng. Năm 2012, cam được mùa, được giá, cả 2 vườn, cộng thêm doanh thu 150 triệu cam Canh trồng xen, gia đình ông thu 1,3 tỷ đồng. Dự kiến năm nay, năng suất cam ở đỉnh cao có thể đạt sản lượng 30-35 tấn, giá bán tương đương năm 2012, ông cũng thu không dưới 1,4 tỷ đồng. ông cho biết, Cao Phong hiếm nước nên trồng cam rất công phu, lao động, phân bón... chi phí khoảng 150 triệu đồng/ha. Nhưng cây cam cũng cho Cao Phong những mùa quả ngọt.

 

Gia đình anh Phạm Anh Hòa, khu 4, thị trấn Cao Phong bắt đầu trồng cam từ năm 2005, hiện sở hữu 6 ha đất, trong đó có khoảng 3 ha đã đi vào kinh doanh. Anh trồng ba loại cây, trong đó, chủ yếu là cam Canh, cam lòng vàng (xã Đoài) và khoảng 200 cây nhãn. Năm 2012, riêng diện tích trồng cam Canh, anh thu đến 2 tỷ đồng, cam lòng vàng thu 500 triệu đồng, nhãn thu 600 triệu đồng, tổng doanh thu hơn 3 tỷ đồng. Nhìn cơ ngơi của anh, cam sai trĩu đất, hệ thống hạ tầng đồng bộ, cách tổ chức sản xuất khoa học, hứa hẹn những mùa vàng bội thu trong năm nay.

 

Đối với gia đình ông Bùi Văn Tiến (Tiến Quý), khu 3, từ hai bàn tay trắng đi lên, đến giờ được coi là điển hình trồng cam ở thị trấn Cao Phong. Hiện nay, ông có 10 ha trồng các loại cây có múi, trong đó, 5 ha đã đi vào kinh doanh ổn định gồm các giống cam Canh, cam Xã Đoài, cam lòng vàng, cam V2 và khoảng 600 cây chanh đào xung quanh vườn. Năm 2010, thu nhập từ trồng cam, ông sắm luôn chiếc Foture cỡ 1,4 tỷ đồng. Từ năm 2011 tới nay, doanh thu của gia đình ông từ 3,5-4 tỷ đồng. ông cho biết: Mình bây giờ là khách hàng tiềm năng của ngân hàng, không như những năm đầu phải thẩm định lên xuống, giờ vay bao nhiều cũng được. Khi tất cả 10 ha cây có múi đi vào kinh doanh, cứ đều đặn thu 7-9 tỷ đồng/năm là chuyện trong tầm tay.

 

Gặp những tỷ phú ở thị trấn Cao Phong thấy ở họ đều có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm một cách khoa học, tận dụng lợi thế, tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng sẵn có, thực hiện quyết tâm và khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Thành quả họ có được và đang xây đắp không chỉ dừng lại những biệt thự sang trọng, ô tô đời mới mà đang dần hình thành lớp người mới năng động, xây dựng vùng hàng hóa trên mảnh đất Cao Phong.

 

Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Toàn huyện có trên 40 hộ gia đình có doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Riêng thị trấn Cao Phong đã có  39 hộ, chủ yếu là trồng cam và cây có múi khác. Năm nay, cam Cao Phong tiếp tục được mùa. Nếu giá cam ổn định, Cao Phong sẽ có thêm nhiều hộ gia đình doanh thu tiền tỷ. Để nâng cao giá trị cây cam, huyện đang phối hợp với các ngành chức năng xây dựng thương hiệu cam Cao Phong, thành lập cơ sở ươm giống chất lượng, thực hiện các quy trình sản  xuất sạch và an toàn, nghiên cứu triển  khai phương pháp bảo quản chế biến sau thu hoạch.

 

 

                                                                         Lê Chung

 

 

 

Các tin khác

Các học viên tại Trung tâm dạy nghề (Lạc Thuỷ) trong giờ thực hành.
Bến chợ Hiền Lương (Đà Bắc) phục vụ nhu cầu giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn.
Lãnh đạo Công ty GGS Việt Nam và lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, BQL các KCN tỉnh khởi công Nhà máy may xuất khẩu.
Hội nghị triển khai giải pháp thu NSNN 3 tháng còn lại năm 2013.

Bộ mặt nông thôn mới ở xã Tu Lý

(HBĐT) - Những năm trước, nhân dân xã Tu Lý (Đà Bắc) chủ yếu canh tác ngô, lúa một vụ, hiệu quả kinh tế thấp, đời sống khó khăn. Sau 5 năm thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã làm thay đổi bộ mặt của xã.

Agribank Sông Đà thực hiện đúng quy định của pháp luật khi hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn

(HBĐT) - Báo Hòa Bình vừa nhận được bài viết của ông Mai Văn Động, trú tại tổ 3, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là khách hàng vay vốn tại Agribank Sông Đà với tiêu đề “Vay tiền tại Ngân hàng No&PTNT Hòa Bình, một thủ tục hành chính rườm rà, hành là chính”.

Doanh nghiệp trong KCN giải quyết việc làm cho 5.000 lao động

(HBĐT) - Các KCN của tỉnh có 58 dự án đầu tư (13 dự án FDI) với số vốn đăng ký 326,4 triệu USD và 5.312 tỷ đồng. Trong đó có 33 dự án đi vào hoạt động sản xuất- kinh doanh (8 dự án FDI).

Đánh giá hiệu quả mô hình phát triển sản xuất lúa gieo thẳng

(HBĐT) - Ngày 1/10, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp UBND xã Đú Sáng, huyện (Kim Bôi) tổ chức tổng kết mô hình “phát triển sản xuất lúa gieo thẳng”.

Chất lượng hàng hóa tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng được kiểm soát

(HBĐT) - Theo ghi nhận của các đơn vị Công an, QLTT thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại Hội chợ triển lãm sản phẩm CN – TTCN và hàng tiêu dùng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013, hàng hóa, các sản phẩm được trưng bày và phục vụ nhu cầu tiêu dùng do các tổ chức, cá nhân, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đáp ứng có chất lượng trội hơn so với các hội chợ diễn ra trên địa bàn tỉnh trước đó.

Tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Ngày 1/10, Sở KH&ĐT tổ chức hội nghị giao ban sản xuất xây dựng cơ bản (XDCB) 9 tháng năm 2013. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục