(HBĐT) - Là gia đình có diện tích vườn rộng, anh Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Đồng Hương, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và khu vực chăn nuôi trên diện tích 1.500 m2 với kinh phí khoảng 30 triệu đồng. Năm 2011, khi mới bắt tay vào thực hiện, anh nuôi 400 con gà bán lấy thịt. 3 tháng sau với thành công bước đầu, đã cho gia đình anh nguồn thu 30 triệu đồng.
Anh Quỳnh cho biết, yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của việc chăn nuôi là làm tốt công tác phòng, chữa bệnh cho gia cầm, thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi. Vì vậy, lứa gà thứ 2, anh không nuôi gà tần nữa mà xuống lò ấp trứng ở Ba Vì để mua gà bóc trứng về nuôi và anh duy trì lấy giống ở đó cho đến nay. Với giống gà này, mỗi năm anh nuôi được 2 lứa, mỗi lứa khoảng 1.000 con. Anh cho biết, 1 con gà từ khi úm cho đến lúc bán, hạch toán hết khoảng 10.000 đồng tiền thuốc, trong khi đó, tiền thức ăn phục vụ chăn nuôi cũng tương đối tốn kém. Mỗi lứa gà 1.000 con, chi phí thức ăn, thuốc phòng bệnh cũng hết trên 100 triệu đồng. Do vậy, gia đình anh gặp nhiều khó khăn về vốn. Với phương châm lấy công làm lãi, khi gà được giá, trọng lượng bình quân trên 2 kg/con cũng cho anh nguồn thu khoảng 60 triệu đồng, lúc thấp cũng được khoảng 30 - 40 triệu đồng. Với đầu tư tương đối ổn định nên lứa gà này anh đang nuôi 700 con gà thịt, chỉ khoảng 1 tháng nữa sẽ được xuất bán ra thị trường. Mong muốn của anh Quỳnh không chỉ dừng lại ở quy mô chăn nuôi như hiện nay mà có vốn, anh sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 chuồng nữa để nuôi gà nối vụ, tăng thêm nguồn thu cho gia đình và nuôi 2 con đang theo học ở Học viện Thanh - thiếu niên và Cao đẳng nghề Hòa Bình. Với phương châm sống “mình vì mọi người”, dù gia đình anh vẫn còn khó khăn, song năm 2005, anh Quỳnh đã hiến gần 90 m2 đất cho xóm xây dựng nhà văn hóa để nhân dân có nơi giao lưu hội họp, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần. Hiện nay, anh còn tích cực tham gia công tác xã hội như: chi hội trưởng hội nông dân xóm Đồng Hương và tổ trưởng tổ vay vốn.
Với những thành quả trong phát triển kinh tế gia đình, anh Quỳnh đã được xã Hợp Thành và Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chọn là gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, anh còn được tặng nhiều giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, phong trào nông dân trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phượng
(Đài TT-TH Kỳ Sơn)
(HBĐT) - Ngày 4/10, tại KCN Bờ trái sông Đà thuộc tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy may xuất khẩu. Đến dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, BQL các KCN tỉnh và một số sở, ngành.
(HBĐT) - Tính đến ngày 31/9, tổng số thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 1.260,8 tỷ đồng, đạt 74% dự toán Chính phủ giao (9 tháng năm 2012 đạt 67,6%), đạt 72% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh (9 tháng năm 2012 đạt 64,6%), so cùng kỳ tăng 18%. Số thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng đất) thực hiện 1.210,9 tỷ đồng, đạt 80% dự toán Chính phủ giao (9 tháng năm 2012 đạt 72,6%), đạt 77,6% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh (9 tháng năm 2012 đạt 69%), so cùng kỳ tăng 22%.
(HBĐT) - Những năm trước, nhân dân xã Tu Lý (Đà Bắc) chủ yếu canh tác ngô, lúa một vụ, hiệu quả kinh tế thấp, đời sống khó khăn. Sau 5 năm thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã làm thay đổi bộ mặt của xã.
(HBĐT) - Báo Hòa Bình vừa nhận được bài viết của ông Mai Văn Động, trú tại tổ 3, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là khách hàng vay vốn tại Agribank Sông Đà với tiêu đề “Vay tiền tại Ngân hàng No&PTNT Hòa Bình, một thủ tục hành chính rườm rà, hành là chính”.
(HBĐT) - Các KCN của tỉnh có 58 dự án đầu tư (13 dự án FDI) với số vốn đăng ký 326,4 triệu USD và 5.312 tỷ đồng. Trong đó có 33 dự án đi vào hoạt động sản xuất- kinh doanh (8 dự án FDI).
(HBĐT) - Ngày 1/10, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp UBND xã Đú Sáng, huyện (Kim Bôi) tổ chức tổng kết mô hình “phát triển sản xuất lúa gieo thẳng”.