Hộ dân xã Thung Nai (Cao Phong) tận dụng diện tích hồ phát triển nghề nuôi cá lồng.

Hộ dân xã Thung Nai (Cao Phong) tận dụng diện tích hồ phát triển nghề nuôi cá lồng.

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN & PTNT huyện Cao Phong, trên địa bàn huyện có khoảng trên 90 ha mặt nước có thể tận dụng và phát triển nghề nuôi thủy sản. Trong khi tại nhiều xã nuôi cá trong ao, hồ, đập nhỏ nhằm cải thiện kinh tế hộ, nghề nuôi cá lồng tập trung ở xã Bình Thanh, Thung Nai nhờ lợi thế mặt nước vùng hồ sông Đà.

 

Cách đây hơn 2 năm, dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã lựa chọn và thực hiện thành công mô hình nuôi cá trắm cỏ với 8 hộ hưởng lợi tại 2 xã vùng hồ Thung Nai, Bình Thanh. Từ đó đến nay, mô hình tiếp tục được nhân rộng, mang lại nguồn thu đáng kể, nâng cao đời sống nông ngư. Điển hình như ông Bùi Văn Lân ở xóm Lòn, xã Bình Thanh đã đầu tư đắp cống xả, nuôi cá trắm cỏ trong ao, sau khi trừ chi phí còn trả hết nợ và có lãi. ông Đinh Văn Bình cũng người xóm Lòn đắp đập nuôi các loại cá truyền thống như trắm cỏ, rô phi đơn tính, trôi ấn Độ với diện tích 0,2 ha. Hiện ông Bình vẫn tổ chức nuôi bình quân mỗi năm từ 1 - 2 vụ...

 

Với các hộ có diện tích ao nhỏ phân bố rải rác ở các xã như: Nam Phong, Thu Phong, Xuân Phong, Bắc Phong... hoạt động nuôi thủy sản tiếp tục duy trì, cho khai thác hàng năm. Các loại cá được nuôi trong dân chủ yếu vẫn là cá truyền thống, không đòi hỏi cao về chi phí đầu tư và chăm sóc, phương thức nuôi thường tận dụng diện tích mặt nước, nguồn thức ăn có sẵn, thời gian từ khi thả cá đến thu hoạch từ 6 tháng trở lên. Bên cạnh đó, số lồng cá phát triển nhiều ở xã Bình Thanh và Thung Nai với 38 lồng, trong đó, xã Thung Nai có 30 lồng, xã Bình Thanh có 8 lồng. Một số hộ ngoài nuôi các loại cá chim, trắm cỏ, rô phi đơn tính đã có sự đầu tư nuôi cá đặc sản như cá lăng chấm với mong muốn tăng lợi nhuận nguồn thu.

 

Hướng tới chuyển đổi cơ cấu giống thủy sản, hàng chục hộ có điều kiện và diện tích nuôi phù hợp ở các xã đã đưa một số con nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Phương thức nuôi cũng có sự thay đổi từ quảng canh sang hướng thâm canh, bán thâm canh, chú trọng nuôi bền vững, thân thiện với môi trường. Thay đổi về phương thức rõ nét nhất ở các hộ nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà và một số mô hình chuyển giao kỹ thuật đã được tổ chức thực hiện thay vì thức ăn tự chế biến, thức ăn tận dụng đã chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp, sử dụng các loại thuốc chữa bệnh cho cá nuôi hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường, không dùng hóa chất. Hiện toàn huyện có khoảng hơn 120 hộ tham gia nuôi thủy sản, trong đó có 25 hộ phát triển nghề nuôi cá lồng. Sản lượng mỗi năm từ đánh bắt và nuôi thủy sản toàn địa bàn khoảng 130 tấn, trong đó, nuôi đạt 60 tấn, đánh bắt khoảng 70 tấn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó phòng NN & PTNT huyện cho biết: Với diện tích sẵn có, nghề nuôi thủy sản đang được nông, ngư hộ trong huyện từng bước mở rộng, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Huyện đang tập trung chỉ đạo phát triển đồng bộ về công tác nuôi, chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển nuôi thủy sản bền vững, tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn, hướng dẫn để hộ dân áp dụng ngày càng nhiều, hiệu quả các tiến bộ KHKT nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị. Các đối tượng thủy sản nuôi cũng đa dạng hơn và quan tâm thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thủy sản.

              

 

                                                                                

                                                                                Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Một số loài thủy sản có giá trị  kinh tế cao đang được hộ dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) đưa vào nuôi lồng.
Không có hình ảnh
Tọa đàm chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Mai Thúc Loan (phường Hữu Nghị - TPHB) đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2013.

Xã đoàn kết (Đà Bắc): Bộn bề khó khăn trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Khả, Bí thư Đảng uỷ xã Đoàn Kết (Đà Bắc) giãi bày: Đoàn Kết là xã vùng cao, nhiều đồi núi, đất cấy lúa ít. Mặc dù đã đưa một số giống mới vào sản xuất nhưng do thời tiết, mức độ chăm sóc nên năng suất không cao.

Đào tạo nghề mới cho trên 8.000 người

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cơ sở dạy nghề đã linh hoạt trong tuyển sinh và đào tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp như: đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp; liên kết đào tạo; mở thêm ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động; tổ chức hình thức vừa làm, vừa học tại doanh nghiệp, cơ sở SX-KD, các làng nghề truyền thống; dạy nghề thuờng xuyên để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề cho người lao động; dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg.

Kim Bôi đảm bảo khung thời vụ tốt cho sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, đến ngày 10/10, toàn huyện đã trồng được gần 400 ha các loại cây màu vụ đông, trong đó có khoảng 120 ha ngô, 90 ha khoai lang và gần 180 ha rau, đậu thực phẩm. Các xã, thị trấn đang khẩn trương thu hoạch diện tích cuối cùng của vụ mùa, hè- thu. Với tiến độ này, các loại cây trồng vụ đông năm nay được các xã, thị trấn gieo trồng đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.

BCĐ 800 tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 18/10, tại xã Dân Chủ, BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh (BCĐ 800 tỉnh) do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó BCĐ 800 tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM năm 2013 của thành phố Hoà Bình.

Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp triển khai công tác quý IV

(HBĐT) - Ngày 18/10, BQL dự án phát triển lâm nghiệp (Kfw7) Hòa Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV. Đến dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, BQL dự án các huyện, thành phố và các xã tham gia dự án.

Đà Bắc đẩy mạnh công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Có một thực tế khó khăn lâu nay ở huyện vùng cao Đà Bắc là mặt bằng dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi, nhất là tập quán canh tác của đồng bào nơi đây còn chậm được khắc phục, hạn chế trong phát triển sản xuất hàng hóa, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh đất đai. Theo đồng chí Hoàng Minh Phương, Phó Chủ tịch Hội ND huyện, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề trên, Hội đã và đang tăng cường công tác dạy nghề, hỗ trợ, giúp nông dân nâng cao kiến thức KH-KT, thúc đẩy phong trào thi đua lao động, SX-KD giỏi trong toàn Hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục