Cán bộ Phòng Quản lý đất đai rà soát quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PV.

Cán bộ Phòng Quản lý đất đai rà soát quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Ảnh: PV.

(HBĐT) - Từ khi thành lập đến nay, nhất là 10 năm qua, cán bộ, viên chức Phòng Quản lý đất đai (Sở TN&MT) đã giúp lãnh đạo Sở tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH địa phương.

 

Đối với công tác quản lý đất đai, phòng đã tham mưu giúp tỉnh thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch quan trọng như: lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 cấp tỉnh, huyện, xã; lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cấp tỉnh và 11 huyện, thành phố. Hiện nay là quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 -2015) tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Thẩm định, báo cáo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015, hoàn chỉnh hồ sơ, trình UBND tỉnh phê duyệt tổng hợp các ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình UBND tỉnh báo cáo Bộ TN&MT, tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai. Phòng phối hợp lập đề cương, dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch đất lúa tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị định số 42, ngày 11/5/2012 của Chính phủ “về quản lý, sử dụng đất lúa”. Trình UBND tỉnh quyết định ban hành quy định diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa và diện tích đất ở tối thiểu còn lại sau khi thu hồi được bố trí tái đinh cư tại chỗ tại Quyết định số 10/2013/QDD-UBND ngày 10/6/2013.

 

Về  công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng. Trong 10 năm qua, phòng đã tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh giao, cho thuê đất được 1.455 tổ chức với diện tích trên 16.540 ha; cấp 1.625 GCN với tổng diện tích trên 21.798 ha. Đồng thời phối hợp, tham gia ý kiến với các sở, ngành KH&ĐT, xây dựng, Công thương, NN&PTNT, Tài chính, UBND các huyện, thành phố 195 nội dung liên quan đến công tác quản lý đất đai... Đặc biệt, phòng đã giúp Sở tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện Chỉ thị của số 05/CT-TTg ngày 4/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 9/12/2012; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện trong năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liến với đất. Dự kiến kết thúc năm 2013, tỉnh ta có tổng diện tích được cấp giấy chứng nhận 266.283,48 ha, đạt 89,13% tổng diện tích cần cấp.

 

Ngoài ra, phòng phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện đo đạc bản đồ, thống kê, kiểm kê đất đai theo chỉ đạo của Bộ TN&MT. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức sử dụng đất lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ theo kết quả kiểm kê đất các tổ chức theo Chỉ thị 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai từ năm 2012- 2015. Phát huy kết quả đã đạt được, Phòng quản lý đất đai tiếp tục nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

 

 

 

                                                       Bùi Quang Toàn

                             (Trưởng Phòng Quản lý đất đai - Sở TN&MT)

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục