(HBĐT) - Từ năm 2011, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng đặc biệt khó khăn, UBND huyện Tân Lạc đã ra quyết định chuyển quyền làm chủ đầu tư cho UBND các xã, thị trấn có vốn đầu tư dưới 80 triệu đồng, trong đó, chủ yếu là các công trình duy tu, bảo dưỡng. Tuy nhiên, từ thực tế, việc kiểm tra, giám sát các công trình này có nhiều khó khăn, bất cập.
Theo phòng Dân tộc huyện Tân Lạc, tháng 4/2012, UBND huyện đã ra quyết định phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Chương trình 135 vốn kế hoạch năm 2011, thực hiện năm 2012. Theo đó, huyện đã giao tổng kinh phí thực hiện hơn 13 tỷ đồng, trong đó, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 9,7 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 2,9 tỷ đồng, duy tu, bảo dưỡng các công trình hơn 655 triệu đồng. Năm nay, huyện Tân Lạc đã đầu tư xây dựng được 26 công trình, vốn thực hiện trên 22 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó, đầu tư xây dựng 16 công trình đường GTNT, 4 nhà sinh hoạt cộng đồng, còn lại là các công trình phụ trợ trường học và 2 công trình nước sinh hoạt theo nguồn vốn 134 kéo dài. Ngoài ra, các xã cũng đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng 39 công trình với tổng số vốn hơn 650 triệu đồng.
Với việc chuyển giao hợp phần duy tu, bảo dưỡng cho xã làm chủ đầu tư đã giảm tải nhiều cho phòng Dân tộc huyện, tuy nhiên, qua một thời gian triển khai đã bộc lộ những hạn chế. Mới đây, Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh đã tiến hành thanh tra thực hiện vốn Chương trình 135 tại huyện. Trong đó, đã phát hiện một số sai sót liên quan đến dự án duy tu, bảo dưỡng công trình do xã làm chủ đầu tư. Qua kiểm tra 3 công trình tại xã Phú Vinh vốn năm 2011, thực hiện năm 2012, tuy nhiên, đơn vị thi công mới thực hiện được 31,47% khối lượng công việc và hiện vẫn đang bỏ dở nhưng UBND xã đã quyết toán. Tại Kết luận số 405/KL - BDT, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã chỉ rõ: Các công trình được giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư, trong quá trình thực hiện, các xã đã theo đúng quy trình, thủ tục hướng dẫn, tuy nhiên, việc lập dự toán còn chưa nêu rõ khối lượng công việc cần duy tu. Việc tổ chức giám sát, nghiệm thu công trình, chủ đầu tư cử cán bộ giám sát, trưởng thôn, bản hưởng lợi giám sát trực tiếp các đơn vị thi công nhưng không đối chiếu với dự toán nên còn để lãng phí nguyên vật liệu. Trong quá trình lập dự toán, các hạng mục, công việc cần duy tu, bảo dưỡng chưa được lập cụ thể, chi tiết, chưa hợp lý. Nguyên nhân là do trình độ cán bộ xã còn hạn chế về năng lực chuyên môn, lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, chưa thường xuyên cập nhật kiến thức thông tin.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Sau khi có kết luận của đoàn thanh tra, phòng Dân tộc huyện đã cử cán bộ đi kiểm tra, rà soát lại các công trình duy tu, bảo dưỡng do xã làm chủ đầu tư. Thực tế, nhiều xã làm chủ đầu tư nhưng do không có trình độ chuyên môn nên việc lựa chọn đơn vị, tổ sản xuất, nhóm thợ thi công tại một số xã không đảm bảo nên ảnh hưởng tới chất lượng sửa chữa, lãng phí nguyên vật liệu. Đặc biệt, do xã trực tiếp làm chủ đầu tư, phòng Dân tộc huyện không nắm được tiến độ thực hiện nên đã xảy ra tình trạng các xã lập dự toán, thanh quyết toán trước rồi tự ý rút tiền nhưng không triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, tại nhiều xã, một số công trình chưa có sự đóng góp của nhân dân về ngày công lao động, kinh phí sửa chữa, duy tu công trình dẫn đến đội phí duy tu, bảo dưỡng nên công trình không đảm bảo chất lượng.
Cũng theo đồng chí Lê Mạnh Hùng, các công trình duy tu, bảo dưỡng tuy nguồn vốn đầu tư không lớn nhưng lại nhiều, dễ thất thoát, đặc biệt là sau khi chuyển về cho xã làm chủ đầu tư. Chính vì vậy, để quản lý tốt các công trình này cần có cơ chế kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, thống nhất từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt, trong việc thanh quyết toán phải có sự kiểm tra biên bản nghiệm thu công trình của cơ quan QLNN về lĩnh vực này thì mới được quyết toán, có như vậy mới đảm bảo công trình được triển khai đúng tiến độ, chất lượng.
Đ.H
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH - KT vào sản xuất, trong những năm qua, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hoà Bình đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ cuối năm 2011, Trung tâm thực hiện mô hình nuôi hươu lấy nhung và hươu sinh sản trên địa bàn xã Thống Nhất. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình bước đầu đã đem lại thu nhập cho các hộ tham gia.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cho biết: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Lỗ Sơn đã có những chuyển biến tích cực. SXNN đang phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hướng tới mục tiêu phát triển SXNN hàng hóa, thời gian qua xã đã chọn lựa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai. Đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ KH-KT đẩy mạnh thâm canh tăng vụ trong trồng trọt, khuyến khích phát triển chăn nuôi.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, do tình trạng nợ đọng thuế trên địa bàn lên tới hơn 50 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp chế biến nông sản ngừng hoạt động, kế hoạch thu tiền sử dụng đất đạt thấp nên thu NSNN trên địa bàn hiện mới thực hiện được 51.132 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đến hết năm 2015. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình phát biểu:
(HBĐT) - Trong 7 ngày từ 27/10- 2/11, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc (thuộc Ban Dân tộc tỉnh) mở lớp tập huấn về quản lý đầu tư cho cán bộ xã thuộc Chương trình 135 năm 2013. Tham gia lớp tập huấn có 49 học viên là Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã, Kế toán ngân sách xã đến từ 25 xã 135 của 8 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Lương Sơn và Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Ngày 31/10, Sở GT-VT đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện công tác bảo đảm thoát nước của hệ thống đường bộ trên địa bàn. Tham gia có lãnh đạo và chuyên viên UBND các huyện thành phố, phòng hạ tầng kinh tế, đơn vị chức năng thuộc sở GT-VT.