Nông dân xã Đông Phong (Cao Phong) chăm sóc cây màu vụ đông.

Nông dân xã Đông Phong (Cao Phong) chăm sóc cây màu vụ đông.

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính của nông dân huyện Cao Phong. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, tăng vụ, cây trồng vụ đông đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm nên những cánh đồng cho giá trị từ 50-60 triệu đồng/ha/năm.

 

Phong trào trồng cây vụ đông của huyện đã có từ chục năm nay nhưng phát triển mạnh từ những năm 2000. Với quan điểm không cho đất nghỉ, ranh giới giữa thời vụ lúa xuân, lúa mùa và vụ đông gần như bị xóa nhòa. Bởi ngay từ cuối tháng 10, khi nhiều địa phương trong tỉnh, nông dân đang tập trung phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, bà con nơi đây đã thu hoạch vụ mùa để làm vụ đông. Vụ mùa 2013, toàn huyện gieo trồng 872,2 ha lúa, năng suất đạt 49,2 tạ/ha; cây ngô 817,5 ha, năng suất đạt 41 tạ/ha.

 

Năm 2013, huyện Cao Phong đặt kế hoạch gieo trồng 554 ha cây màu vụ đông. Trong đó, 250 ha ngô chủ yếu các giống ngô lai Bioseed 9698, DK 999, NK 4300, ngô nếp MX2, MX4 trên đất đồi, vườn, bưa bãi năng suất phấn đấu đạt 35 tạ/ha, sản lượng 875 tấn; 64 ha khoai lang, năng suất phấn đấu đạt 40 tạ/ha, sản lượng 260 tấn; 150 ha rau đậu thực phẩm, năng suất ước đạt 105 tạ/ha, sản lượng 1.260 tấn; 90 ha cây vụ đông khác. Đến giữa tháng 11, toàn huyện đã gieo trồng được 450 ha cây vụ đông, trong đó 250 ha ngô đông, hiện, cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt, 80 ha khoai lang; 120 ha rau đậu thực phẩm các loại.

 

Đi khắp cánh đồng các xã Bắc Phong, Đông Phong, Tây Phong... đều thấy người dân đang làm cỏ ngô, làm đất, lên luống trồng rau màu các loại. Qua nhiều năm làm cây màu vụ đông sớm, người dân Cao Phong hiểu rằng, đôi khi ruộng rau màu chỉ cần thu hoạch sớm từ 5-10 ngày đã cho thu cao hơn vài trăm ngàn đồng mỗi sào, vì vậy, bà con khắp nơi trong huyện tranh thủ từng ngày trên đồng ruộng. Năm nay, do không bị ép về thời vụ cộng với được mùa lúa nên bà con rất phấn khởi. Chị Bùi Thị Xuân  ở xóm Quáng Trong, xã Đông Phong hồ hởi khoe: “Vụ đông năm trước, sau khi trừ các chi phí, gia đình tôi thu lãi trên chục triệu đồng, cao hơn nhiều so với cấy 2 vụ lúa nên các con tôi không đi làm xa nữa mà dành hết thời gian ra đồng, tập trung cho làm đất, trồng ngô và rau màu các loại...”.

 

Đồng chí Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Đặc điểm SX vụ đông thời tiết diễn biến phức tạp, diện tích gieo trồng cây vụ đông của huyện còn thấp. Do vậy, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn cần mở rộng diện tích, tập trung thu hoạch nhanh gọn cây trồng vụ mùa để giải phóng đất trồng các cây vụ đông, tận dụng các loại đất bưa bãi, đất đồi thấp, đất ven suối, vườn nhà... kết hợp trồng xen gối vụ đa dạng các cây trồng nhằm tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác, góp phần tăng sản lượng các loại cây trồng trong vụ. Phát triển mạnh rau vụ đông như: bắp cải, su hào... để cung cấp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đồng thời chủ động trồng các cây màu, rau đậu có chu kỳ sinh trưởng ngắn để không làm ảnh hưởng tới SX vụ chiêm - xuân năm 2014. Xác định mở rộng cây màu vụ đông góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, coi đây là vụ SX chính và là hướng đi quan trọng trong xây dựng NTM nên những năm qua, huyện Cao Phong luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ SX. Chỉ trong mấy năm gần đây, bằng nguồn vốn từ các chương trình, vốn ngân sách và nhân dân đóng góp các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã hoàn toàn chủ động phục vụ tưới tiêu đảm bảo SX thắng lợi.

 

 

                                                                Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục