Dự án Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long cung  xã Tú Sơn (Kim Bôi) 9 tháng năm 2013 thu hút khoảng 7.000 lượt khách, góp phần giải quyết việc làm cho 60 lao động.

Dự án Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long cung xã Tú Sơn (Kim Bôi) 9 tháng năm 2013 thu hút khoảng 7.000 lượt khách, góp phần giải quyết việc làm cho 60 lao động.

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi là địa phương có nhiều tiềm lực cho phát triển kinh tế. Có lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.

 

Đến hết tháng 9/2013, huyện đã thu hút được 31 dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó có 5 DA sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, 14 DA sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp- TTCN, 12 DA kinh doanh dịch vụ. Đến nay mới có 8 DA đi vào hoạt động, 12 DA đang xây dựng cơ sở hạ tầng và 1 DA đã ngừng hoạt động. Với 8 DA đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 400 lao động và góp phần thu ngân sách cho địa phương. Kết quả này tuy còn ở mức khiêm tốn  nhưng đã đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Bởi vậy, các DA đầu tư vào huyện luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi của Huyện ủy, HĐND, UBND và sự đồng tình của nhân dân trong huyện. Trên thực tế, các DA đầu tư vào huyện chủ yếu là kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản nên cần có quỹ đất lớn. Cụ thể như: DA Khu du lịch Thác Bạc Long Cung tại xã Tú Sơn có diện tích sử dụng 120 ha; DA đầu tư chế biến khoáng sản Hòa Bình tại xóm Quê Kho, xã Đú Sáng sử dụng diện tích 35 ha; DA đầu tư nghỉ dưỡng cao cấp phức hợp của Công ty Cổ phần và thương mại đầu tư An Lạc sử dụng 21,8 ha đất tại xã Vĩnh Đồng và Hạ Bì; DA sản xuất nước khoáng và du lịch sinh thái Khai Đồi, xã Sào Báy sử dụng 35 ha đất; DA khai thác quặng vàng tại xóm Rộc và xóm Mát, xã Nật Sơn có quy mô 40 ha; DA đầu tư rừng chế biến lâm sản tại xã Đú Sáng cần tới diện tích 132 ha… Để nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, huyện, công tác tuyên truyền, vận động đã được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc. Đặc biệt, huyện đã có nhiều động thái tích cực cùng DN tháo gỡ khó khăn như: làm việc với các DN để nắm bắt tình hình SX-KD, qua đó nắm bắt những khó khăn mà DN đang gặp phải để đề xuất, kiến nghị với các ngành, cấp có thẩm quyền liên quan có hướng giải quyết, giúp DN đẩy mạnh SX-KD.

 

Nhận thấy công tác thu hút đầu tư và hiệu quả thu hút đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Kim Bôi đã đề đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh: tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục trong công tác xúc tiến đầu tư của các cơ quan, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như : đường giao thông, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ công cộng để thu hút đầu tư. Một mặt, tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thu hút đầu tư. Đối với các DA triển khai chậm, không có khả năng thực hiện DA đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Những nỗ lực đó nhằm hướng tới mục đích cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư của các DA góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

 

                                   

                                                                                    Lam Nguyệt

 

Các tin khác

Chị Nguyễn Thị Hiệp (đứng giữa) cùng các đại biểu huyện Lương Sơn tham dự hội nghị biểu dương
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Kiểm soát viên đội Quản lý thị trường huyện Kim Bôi kiểm tra chấp hành về giá của các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn thị trấn Bo.

Huyện Cao Phong: Mở rộng diện tích gieo trồng cây màu vụ đông

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính của nông dân huyện Cao Phong. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh, tăng vụ, cây trồng vụ đông đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm nên những cánh đồng cho giá trị từ 50-60 triệu đồng/ha/năm.

Huyện Yên Thuỷ: Tạo nhiều cơ hội cho lao động nông thôn tìm kiếm việc làm

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ cho biết: Huyện có trên 3,5 vạn người trong độ tuổi lao động. Hàng năm có hàng nghìn người đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện còn thấp, đến năm 2012 là 26%. Đây là một trong những khó khăn trong phát triển KT-XH của huyện. Do đó, đào tạo nghề và giải quyết việc làm được huyện coi là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Việc tổ chức sàn giao dịch việc làm là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả để tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm trên địa bàn.

Năm 2013 ước giải quyết việc làm cho 15.500 lao động

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trong năm 2013, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 15.500 lao động, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Thu nhập bình quân người lao động trong khối DNNN ước đạt 3,9 triệu đồng/người/tháng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn, tiếp nhận và sửa đổi thoả ước lao động tập thể cho 49 lượt doanh nghiệp; nội quy lao động cho 40 lượt doanh nghiệp; thang lương, bảng lương cho 81 lượt doanh nghiệp đăng ký vận dụng hệ thống thang - bảng lương của doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi hợp đồng lao động, xếp lương cho 246 lao động tại 24 doanh nghiệp; trả lời hướng dẫn giải quyết đơn, thư chế độ chính sách lao động cho 24 trường hợp.

Tổ chức 9 phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố mở được 9 phiên giao dịch việc làm trên địa bàn. Qua các phiên giao dịch đã thu hút được 191 lượt doanh nghiệp và trên 4.000 lao động tham gia.

Trên 3.761 tỉ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh là 3.761,38 tỉ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục