Trong số 514 hồ lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh  duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình  có khả năng điều tiết chống lũ.

Trong số 514 hồ lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình có khả năng điều tiết chống lũ.

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn hiện có 514 hồ thủy lợi gồm 33 hồ lớn, 481 hồ nhỏ. Trong số 33 hồ lớn có 24 công trình hồ được sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn và đủ năng lực chống lũ. Có khoảng 9 công trình hồ lớn hư hỏng cần sửa chữa để đảm bảo an toàn. Cả tỉnh cũng còn 65 công trình các đập có dung tích dưới 3 triệu m3 hư hỏng nặng cần đầu tư sửa chữa.

 

Trong năm 2013, tình hình mưa lũ diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nơi trên cả nước nguy cơ xảy ra tình trạng vỡ hồ, đập ở mức cao do thiếu kinh phí đầu tư là lời cảnh báo không riêng với thực trạng hồ, đập tỉnh ta. Theo Sở NN&PTNT, qua kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn đập, có dung tích từ 3 triệu m3 hoặc chiều cao từ 15 m trở lên trên địa bàn tỉnh hiện có 33 đập lớn. Trong đó 2 đập có dung tích trên 3 triệu m3 là hồ Trọng (Tân Lạc) và hồ Đầm Bài (Kỳ Sơn) cùng 31 đập có dung tích nhỏ hơn 3 triệu m3, chiều cao từ 15 m trở lên được sửa chữa, nâng cấp đảm bảo năng lực chống lũ, đảm bảo an toàn, không xuất hiện hư hỏng ở thân đập. Tuy nhiên, cả tỉnh hiện cũng có khoảng 9 đập lớn hư hỏng cần được sửa chửa nhằm đảm bảo an toàn bao gồm Tân Lạc 1 hồ, Lạc Sơn 4 hồ, Cao Phong 3 hồ và Lương Sơn 1 hồ.

 

Với các hồ có dung tích dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao dưới 15m, qua kiểm tra, phần lớn các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn các huyện được đánh giá đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 17 hồ chứa đang thi công, sửa chữa và 65 công trình bị hư hỏng thân đập cần được nâng cấp đảm bảo an toàn.

 

Một trong những thực trạng trong quản lý đập, hồ thủy lợi đều không có hồ sơ quan trắc công trình và sổ ghi chép số liệu quan tắc đầy đủ theo quy định, không lắp đặt quan trắc. Về vấn đề này, theo Sở NN&PTNT, các công trình hồ chứa của tỉnh đa số được xây dựng từ những năm 1960 - 1990 bằng NSNN. Ngoài các công trình mới được sửa chữa, nâng cấp, các công trình còn lại đều đã quá thời hạn kiểm định. Do vậy, hiện nay, số lượng công trình đập cần kiểm định chất lượng an toàn nhiều, kinh phí lớn.

 

Trong quy trình vận hành điều tiết hồ chứa thủy lợi, việc lập quy trình vận hành điều tiết đối với công trình hồ chứa có tràn tự do không bắt buộc. Trên địa bàn tỉnh, trừ hồ thủy điện Hòa Bình, còn lại 100% hồ chứa đều không có tràn điều tiết mà trên hồ có tràn chảy tự do không có cửa van. Do đó, với các hồ chứa này, đơn vị quản lý tự lập quy trình vận hành điều tiết nước để phục vụ tưới tiêu là chính, không có điều tiết cắt lũ. Thực tế, đến thời điểm hiện tại, tất cả các đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh do chủ đập chưa bố trí được kinh phí nên chưa thực hiện kiểm định an toàn.

 

Đánh giá một số hạn chế trong quản lý vận hành các hồ, đập trên địa bàn, theo Sở NN&PTNT, các chủ đập hiện nay vẫn chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong quản lý an toàn. Cụ thể, chưa thực hiện đăng ký an toàn đập; lập phương án phòng - chống lũ cho vùng hạ du; phương án bảo vệ đập; phòng, chống lũ bão cho công trình đầu mối; kiểm định an toàn đập; chưa cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ, đập; thiếu kinh phí để sửa chữa thường xuyên; thiếu chế tài xử phạt các các chủ đập dẫn đến thiếu trách nhiệm của chủ đập trong quản lý, khai thác công trình.

 

Cũng theo Sở NN&PTNT, để đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả  các hồ, đập, công tác kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa, đảm bảo các chủ hồ đập  tuân thủ các quy trình đảm bảo vận hành an toàn. Mặt khác, các hồ, đập hiện đã xuống cấp, đặc biệt với những hồ sửa chữa lớn cần xem xét đầu tư sớm nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn trong mùa mưa bão.

 

 

                                                                   Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Gia đình anh Bùi Văn Phú, xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) phơi thóc vụ chiêm, năng suất đạt 70 tạ/ha.
Phường Phương Lâm có 13 hộ được trao giải hộ gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu.
Lương thực là nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng.
Thực hiện thành công dồn điền- đổi thửa, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã đã hiến 2.900 m2 đất xây dựng bờ vùng, bờ thửa và tự nguyện đóng góp ngày công xây dựng hệ thống mương bai tưới tiêu phục vụ sản xuất. Trong ảnh: Nông dân xã Lạc Long đóng góp ngày công xây dựng kênh mương nội đồng.

Doanh thu từ các KCN đạt khoảng 2.000 tỷ đồng

(HBĐT) - Nhờ tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, đến nay, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút được 56 dự án, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 326 triệu USD và 42 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 5.261 tỷ đồng.

Tăng trưởng ngành thuỷ sản ước đạt 8,24%

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 2.450 ha nuôi trồng thủy sản, tăng 11,9% (tăng 262 ha) so với năm 2012.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014

(HBĐT) - UBND huyên Lạc Thuỷ vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án PSARD Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 27/11, Ban chỉ đạo Dự án PSARD Hòa Bình đã tổ chức phiên họp lần thứ 5. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Dự án PSARD tỉnh chủ trì phiên họp.

Xã Phong Phú (Tân Lạc): Nhân dân đồng thuận, chung sức xây dựng nông thôn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Binh, Chủ tịch UBND xã Phong Phú (Tân Lạc) cho biết: Từ năm 2010, xã được chọn làm mô hình điểm của huyện xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015. Trong 3 năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã đã đoàn kết xây dựng KT-XH từng bước ổn định, bộ mặt NTM của xã có nhiều khởi sắc.

Kim Bôi: Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi là địa phương có nhiều tiềm lực cho phát triển kinh tế. Có lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục