Các cấp ngân sách phải thực hiện tiết kiệm chi ngân sách. Ảnh: Bảo hiểm xã hội TPHB chi trả chế độ cho người lao động.

Các cấp ngân sách phải thực hiện tiết kiệm chi ngân sách. Ảnh: Bảo hiểm xã hội TPHB chi trả chế độ cho người lao động.

(HBĐT) - Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao tổng chi sách địa phương của tỉnh 6.346 tỷ đồng. Dự toán thu NSNN năm 2014 được xây dựng với mức phấn đấu cao hơn chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao, chi ngân sách địa phương bảo đảm chi thường xuyên ở mức lương tối thiểu; ưu tiên chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp GD-ĐT, KHCN, y tế. Về điều hành ngân sách năm 2014, UBND tỉnh xác định: “Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, Chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng cường quản lý NSNN, tập trung chống thất thu thuế, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết”.

 

Đối với việc phân bổ vốn chi đầu tư phát triển, UBND tỉnh chỉ đạo, vốn đầu tư XDCB phải bố trí tập trung gắn với tái cơ cấu đầu tư công, tăng cường hiệu quả đầu tư của NSNN. Theo đó thực hiện kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết toán đầu tư khi đã xác định rõ nguồn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Năm 2014, việc xác định mục tiêu các dự án ưu tiên bảo đảm tập trung và hiệu quả. Trong đó, tập trung bố trí vốn cho các công trình, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn. Quyết liệt xử lý nợ đọng trong XDCB theo chỉ đạo của Chính phủ. Ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách dự kiến phải hoàn thành trong năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2014); bố trí vốn cho các dự án ODA thực hiện theo tiến độ; các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn từ TPCP để hoàn thành dự án. Vốn còn bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt. Chỉ lập dự toán chi đầu tư cho các dự án mới thực sự cấp bách đã  xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đố vốn ở từng cấp ngân sách và phải đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Việc bố trí vốn phải bảo đảm dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm. Ưu tiên vốn để hoàn trả các khoản nợ vay, thu hồi các khoản vốn ứng đến hạn phải trả.

 

Về dự toán chi thường xuyên sẽ tăng cường quản lý NSNN, thực hiện triệt để   tiết kiệm chi tiêu, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng ưu tiên bảo đảm các chế độ, chính sách đã ban hành cho con người, chi an sinh xã hội, bố trí cho các lĩnh vực GD-ĐT, KHCN, văn hóa - thông tin, y tế, sự nghiệp BVMT theo các nghị quyết của Đảng và Quốc  hội, bảo đảm chi cho QP-AN đáp ứng tình hình mới. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (sau khi đã trừ lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để làm nguồn thực hiện cải cách lương theo lộ trình của Chính phủ, ngoài ra cắt giảm thêm 10% chi thường xuyên ngay từ khâu giao dự toán để tăng nguồn  bảo đảm chi các chế độ, chính sách đã ban hành.

 

UBND tỉnh chỉ đạo điều hành chặt chẽ NSNN. Các ngành không tự đặt ra các quy định trái với Luật NSNN, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hành dự toán ngân sách của đơn vị thụ hưởng. Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm việc mua sắm tài sản, trang thiết bị đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng quy định, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng NSNN trong dự toán gắn với trách nhiệm của thủ trưởng và người phụ trách công tác TC-KT trong việc quản lý, sử dụng ngân sách tài sản, đất công tại đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ NSNN và các nguồn khác.

 

 

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác

Mặt hàng thấu kính quang học do Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R sản xuất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Mãn Đức, Tân Lạc đầu tư vào chăn nuôi.

Lạc Thuỷ: Nhân dân hiến gần 7 tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 3 năm qua (2010-2013), huyện Lạc Thuỷ có nhiều hộ dân tự nguyện hiến gần 7 tỉ đồng. Trong đó, hiến đất 16,3 ha, trị giá 5.346,4 triệu đồng, hiến tài sản trên đất trị giá 1.082 triệu đồng, và 7.599 ngày công lao động, trị giá 760 triệu đồng để xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là trong việc xây dựng, cải tạo đường làng, ngõ xóm.

Kỳ Sơn: Giải quyết việc làm cho 1.200 lao động

(HBĐT) - Năm 2013, thực hiện Quyết định 1956/của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, huyện Kỳ Sơn đã mở 12 lớp đào tạo nghề (lớp nuôi gà thả vườn, lớp vi tính văn phòng, lớp nuôi ong mật…) cho 360 lao động nông thôn. Phòng LĐ,TB & XH đã phối hợp với các ngành tổ chức thành công sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 25 doanh nghiệp, 500 lao động có nhu cầu tìm việc, đào tạo nghề và triển khai công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động tại 33 doanh nghiệp đang hoạt động.

Tân Lạc: Triển khai kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014

(HBĐT) - Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014.

Nhiều hồ, đập trên địa bàn tỉnh cần ưu tiên đầu tư đảm bảo an toàn

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, trên địa bàn hiện có 514 hồ thủy lợi gồm 33 hồ lớn, 481 hồ nhỏ. Trong số 33 hồ lớn có 24 công trình hồ được sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn và đủ năng lực chống lũ. Có khoảng 9 công trình hồ lớn hư hỏng cần sửa chữa để đảm bảo an toàn. Cả tỉnh cũng còn 65 công trình các đập có dung tích dưới 3 triệu m3 hư hỏng nặng cần đầu tư sửa chữa.

Đổi mới ở vùng quê Nam Thượng

(HBĐT) - Cứ 3 năm, chúng tôi lại có dịp về thăm vùng quê âm vang tiếng cồng, thơm hương bánh dày, cơm lam. Vùng quê non nước hữu tình ấy là xã Nam Thượng (Kim Bôi). Nam Thượng cách trung tâm huyện 9 km. Đất trồng trọt nằm hai bên đường 12B và bờ sông Bôi. Mùa lúa chín ta đi dọc quốc lộ sẽ có cảm giác như đang lướt trên dòng sông lóng lánh màu vàng. Sau mùa gặt hai bên đường là màu xanh mướt của ngô, bí, khoai lang... Người dân Nam Thượng cần cù sản xuất, không cho đất ngơi nghỉ. Nam Thượng có gần 1000 hộ, 96% là người dân tộc Mường, tổng diện tích gieo trồng cả năm có 890 ha.

Trao giải chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” TP. Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/11, Công ty Điện lực Hòa Bình đã tổ chức tổng kết chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” thành phố Hòa Bình năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục