Nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) chăm sóc khoai tây đông.
(HBĐT) - Vĩnh Đồng là một trong những xã ở huyện Kim Bôi có phong trào làm vụ đông mạnh mẽ và hiệu quả. Dọc đường 12 B, đoạn qua Vĩnh Đồng, nông dân cần mẫn vui xới, chăm bẵm cây màu. Cánh đồng các thôn từ Chiềng 1 - Chiềng 5 hầu như chẳng có đất trống, trải dài một màu xanh mướt của cây màu. Chỗ nào có thể gieo trồng đều được tận dụng làm vụ động để trồng màu. Từ sáng sớm sương mờ, chị Bùi Thị Thủy, thôn Chiềng đã có mặt tại ruộng vừa xới đất, bón phân cho cho cây, vừa thu hoạch những củ đậu to bán ngay lề đường. Dừng tay chị kể: Nước đủ, phân đủ, người dân chăm chỉ, mấy năm nay, trồng khoai, trồng đậu, người dân trong xóm cũng có đồng ra, đồng vào, cải thiện cuộc sống.
Vĩnh Đồng dân đông, ruộng ít, tính ra có 300 m2/khẩu, có tới trên 90% hộ làm nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ là một trong những bước đột phá trong sản xuất của Vĩnh Đồng. Từ lâu nay, xã Vĩnh Đồng đã thực hiện 3 vụ trong năm. Với 2 vụ lúa, năng suất của Vĩnh Đồng luôn đứng ở tốp đầu của huyện. Thu hoạch xong lúa, ngô xuân hè thu, bà con nông dân Vĩnh Đồng khẩn trương bắt tay vào gieo trồng vụ đông. Mấy năm nay, Vĩnh Đồng nhận được sự đầu tư của Nhà nước cơ bản kiên cố hóa hệ thống kênh mương, về điều kiện đất đai xã có 30% đất bãi phù hợp với trồng cây vụ đông. Các cây trồng vụ đông chủ lực của Vĩnh Đồng là ngô nếp, khoai tây, đậu củ… Người dân Vĩnh Đồng chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu, áp dụng KHKT vào sản xuất nên đem lại hiệu quả cao. Nhiều mô hình do cán bộ, đảng viên và nhân dân tham quan học hỏi ở các địa phương khác đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất cho kết quả cao. Khoai tây được đông đã trở thành cây truyền thống của Vĩnh Đồng. Năm nay, Nhà nước hỗ trợ giống, toàn xã gieo cỡ 30 tấn khoai tây giống, diện tích khoảng 35 ha. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Bùi Văn Xuân tự tin: Khoai tây được trồng từ 10 - 15/11, khoảng 70 ngày sẽ cho thu hoạch, tính trung bình 10 tấn/ha, cả xã cũng thu 350 tấn, theo giá thị trường, sau hơn 2 tháng doanh thu cũng đạt cỡ 3,5 tỷ đồng. Chính vì vậy hộ nào có điều kiện là sản xuất vụ đông. Hiện nay, bà con còn “tiếc đất” đã áp dụng phương pháp khoai tây làm đất tối thiểu (không phải cầy, bừa) để tận dụng tiềm năng của đất. Đối với cây củ đậu được đưa vào đồng đất Vĩnh Đồng từ 5 năm trước, bắt đầu từ mô hình của 5 cán bộ chủ chốt của xã học tập tại Quảng Ninh nay đã được nhân diện đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Cả xã có cỡ 6 ha, sau 3-4 tháng gieo trồng, với giá bán khoảng 5000 đồng/kg, tính ra thu nhập 200 triệu đồng/ha. Vụ đông này, Vĩnh Đồng cũng trồng 50 ha ngô nếp, bây giờ đã xoáy nõn, phất cờ, sắp cho thu hoạch, cùng với các loại cây màu khác chắc chắn đem lại nguồn thu không nhỏ cho nông dân. Hiện nay xã đang thử nghiệm một số mô hình rau, củ, quả vụ đông nếu thành công sẽ công khai và nhân diện rộng. Hàng hóa nông sản của Vĩnh Đồng chiếm tới 30% nông sản bán tại phiên chợ Rạnh. Vĩnh Đồng đang là một điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không cho đất nghỉ, thực hiện 3 vụ chính trong năm, thu nhập bình quân của xã đã đạt 11 triệu đồng/người/năm.
Lê Chung
(HBĐT) - Là một trong 50 hộ tiêu biểu thực hiện chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” của thành phố Hòa Bình, ông Nguyễn Xuân Sinh ở tổ 6, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) chia sẻ giải pháp tiết kiệm của gia đình: Tôi đã thay toàn bộ bóng đèn ống neon thế hệ cũ bằng đèn compact, chuyển sang dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời thay vì dùng bình nóng lạnh, đồ điện trong nhà chỉ bật khi dùng và tắt đi khi không sử dụng, đồng thời các loại thiết bị như điều hòa, quạt... khi hoạt động chỉ để ở nhiệt độ vừa phải. Bằng cách này, gia đình tôi đã giảm đáng kể điện năng tiêu thụ, đồng nghĩa với giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng.
(HBĐT) - Theo Sở Công thương, tình hình sản xuất công nghiệp từ đầu năm đến nay tuy gặp nhiều khó khăn nhưng trên địa bàn nhiều dự án đã đi vào hoạt động. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2013 ước tăng 17,06% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 6.627,33 tỷ đồng, tăng 18,07% so với cùng kỳ, thực hiện 100,23% kế hoạch năm. Tính cả Công ty Thủy điện ước đạt 16.422,08 tỷ đồng, tăng 12,18% so với cùng kỳ, thực hiện 106,64% kế hoạch năm. Những sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành gồm sản phẩm may tăng 52,4%, sản phẩm điện tử tăng 26,3%, tăng 52,4%, sản phẩm điện tử tăng 26,3%, giấy các loại tăng 25,1%, gạch các loại tăng 18,9%, chế biến tinh bột tăng 21%.
(HBĐT) - Nghề nuôi cá lồng đang được nông, ngư trên địa bàn huyện Tân Lạc phát triển và nhân rộng cả về quy mô và số lượng lồng. Đến nay, toàn huyện đã có 173 lồng cá nuôi, tập trung ở các xã có tiềm năng, lợi thế mặt nước hồ sông Đà như Ngòi Hoa, Trung Hòa. So với năm 2012, số lồng tăng 22,9%, đạt 108,1% kế hoạch. Tăng đáng kể nhất tại xã Ngòi Hoa với số lượng lồng nuôi hiện duy trì trên 130 lồng.
(HBĐT) - Theo phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy, giá trị sản xuất tiểu ngành nuôi thủy sản trên địa bàn tính giá cố định năm 2010 đạt 15,37 tỷ đồng, tăng 11,08% so với cùng kỳ. Nếu tính theo giá hiện hành, giá trị đạt 16,4 tỷ đồng, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm 2012, thực hiện 99,72% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, ngành thủy sản tỉnh ta có tiềm năng mặt nước để phát triển, đồng thời tạo được lượng sản phẩm tập trung có giá trị cao. Với đặc điểm môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng, hồ chứa thủy điện sông Đà thuận lợi cho nuôi các loài cá kinh tế và cá bản địa.
(HBĐT) - Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 106 triệu USD, tăng 47% so với năm trước và đạt 106% kế hoạch năm, về trước chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) 2 năm.