Từ vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn chăm sóc đàn dê.

Từ vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn chăm sóc đàn dê.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân vùng cao Đà Bắc có thêm nguồn vốn để phát triển SX-KD, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ đơn sơ, tài sản không có gì đáng giá, chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn tâm sự: Gia đình có 4 khẩu, thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm liền. Kinh tế trông vào mấy sào ruộng, mấy nghìn mét nương trồng ngô và dong riềng nhưng mỗi thứ một ít, quần quật cả năm chỉ thu được chừng 2 tấn ngô, khoảng 7 tấn dong riềng, bán đi cũng chẳng ra tấm, ra món, năm nào được mùa thì đủ ăn, mất mùa hoặc giá thấp lại phải ăn đong. Mặc dù hai vợ chồng chịu khó làm ăn nhưng cái nghèo, cái khó vẫn đeo bám gia đình chị. Khi được vay vốn ưu đãi theo chương trình hộ nghèo, năm 2009, với số tiền 15 triệu đồng chị đầu tư mua 1 con trâu. Đến năm 2012, chị trả hết nợ và được vay lại 23 triệu đồng. Số vốn này chị mua thêm 1 con trâu trị giá 20 triệu đồng và mua 1 cặp dê 3 triệu đồng. Đến nay, đàn dê phát triển lên 4 con và trong chuồng có 2 con trâu. Năm 2013, gia đình chị được vay thêm 4 triệu đồng làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Có gia súc để chăn nuôi, vợ chồng chị có động lực để phát triển kinh tế gia đình, với hy vọng sẽ thoát nghèo vào một ngày không xa.

 

Phòng Giao dịch NH CSXH huyện Đà Bắc đang thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi, chủ yếu ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, thành lập được 225 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ đạt 166.200 triệu đồng với 8.740 khách hàng còn dư nợ, tổ chức được 20 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Trong đó, dư nợ hộ nghèo cao nhất đạt 78.199 triệu đồng với 4.723 hộ vay vốn. Quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được chia thành 9 công đoạn, trong đó, NHCSXH trực tiếp thực hiện 3 công đoạn là giải ngân, thu nợ, hạch toán kế toán, 6 công đoạn còn lại do các tổ chức hội thực hiện. Đơn vị đã quản lý tốt nguồn vốn cho vay các chương trình và sử dụng đúng mục đích, bảo đảm việc thu hồi vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,35%.

 

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn chính sách, đồng chí Vì Văn Muộn, quyền Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: 11 năm qua, từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho 2.163 hộ nghèo thoát nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 54,52% xuống còn 42,53%. Đồng thời, giải quyết việc làm cho 500 lao động nhàn rỗi, xây dựng 2.300 công trình nước sạch và vệ sinh, giúp 1.315 HS-SV vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 1.292 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, 252 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn không lãi để phát triển SX-KD. Còn nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH cùng sự nỗ lực của bản thân đang từng bước vượt qua khó khăn, thiếu thốn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống. 90% hộ nghèo đủ điều kiện trên địa bàn huyện đều đã được tiếp cận một trong các chương trình tín dụng mà NHCSXH huyện đang triển khai thực hiện (trong đó, trên 80% hộ nghèo trong danh sách đã được tiếp cận nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo).

 

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đà Bắc, hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo được thể hiện qua tỷ lệ giảm nghèo từng năm và cuộc sống thay đổi của mỗi hộ gia đình được vay vốn. Những khoản vay tuy không lớn nhưng là cơ sở ban đầu cộng thêm hỗ trợ kiến thức thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn cùng kinh nghiệm của những người vay trước đã giúp nhiều gia đình mở lối thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục