Nông dân xã Yên Lạc – Yên Thuỷ thu hoạch mía vận chuyển về xuôi.

Nông dân xã Yên Lạc – Yên Thuỷ thu hoạch mía vận chuyển về xuôi.

(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2014, chúng tôi có dịp trở lại con đường mang tên Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe với vận tốc 40 km/giờ, không quá nhanh cũng không quá chậm đủ để chúng tôi hút vào tầm mắt những màu xanh cây trái và những hình ảnh sống động là cuộc sống hối hả của người dân với việc sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Dọc tuyến đường gần 70 km mà chúng tôi đã đi qua, điểm đầu là từ đường Láng- Hòa Lạc và điểm cuối là huyện Lạc Sơn, không thể đếm nổi có bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, điểm thu mua nông sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… mọc lên.

 

Đó là chưa kể đến sự xuất hiện nhanh, kịp thời của cộng đồng doanh nghiệp khi các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn  đẩy mạnh thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã được quy hoạch trên trục đường Hồ Chí Minh nhằm tạo thế và lực cho mục tiêu phát  triển KT-XH.

 

Xe chúng tôi đang bon bon trên con đường êm thuận, đến khu vực Dốc Sống, xã Tân Thành (Lương Sơn) thì gặp một vài chướng ngại vật, đó là những hòn đất, đá cỡ như quả trứng ngỗng vung vãi khắp mặt đường. Những hòn đất đá còn ẩm ướt, hẳn là do một chiếc xe tải nào đó làm rơi rớt trên mặt đường mà lái xe không hay biết. Thấy có sự lạ, chúng tôi lập tức dừng xe để trò chuyện với người đàn ông đang vươn tay để gom những viên đất, đá.  Gương mặt giãn nở, không có vẻ bực dọc anh trần tình: Sáng nay có chiếc xe tải đi qua làm rơi vãi đất đá xuống lòng đường nhưng chắc họ không biết. Chờ có công nhân đến dọn dẹp lâu lắm mà để đường thế này vừa bụi bẩn mà dễ xảy ra tai nạn nên mình tự làm thôi. Khi chúng tôi hỏi tên, anh chỉ tay về phía biển hiệu Vương Bình kinh doanh gas, vận tải, nằm đối diện bên kia đường. Mình là Phạm Minh Vương, còn vợ tên là Bình nên  lấy tên biển hiệu của gia đình là Vương Bình. Gia đình mình sống ở đây đã lâu, trước đây, khu vực này heo hút, kiếm kê sinh nhai khó lắm, ơn Đảng, Chính phủ cho xây dựng con đường Hồ Chí Minh này, nay cuộc sống của người dân nơi đây đổi thay nhiều lắm.

 

Rời khỏi Tân Thành, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trên con đường Hồ Chí Minh rộng mở. Chốc chốc cô bạn đồng nghiệp của tôi lại yêu cầu dừng xe để ghi lại những hình ảnh mang đậm sắc màu của cuộc sống từ 2 bên đường. Đến khu vực ngã ba thôn Om Làng, xã Cao Dương, một lần nữa chúng tôi lại ngạc nhiên khi thấy trên đoạn đường nhánh có chiếc xe téc đang miệt mài phun nước lên mặt đường để chống bụi. Trả lời cho những thắc mắc của chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nhung, một phụ nữ ngồi bán hàng thực phẩm ngay tại khu vực ngã ba cho biết: Xe của doanh nghiệp đấy, họ khai thác đá, xe đi lại chở đất, đá nườm nượp hàng ngày nên họ phải tưới nước lên mặt đường để tránh bụi cho dân. Không biết công việc đó có được thực hiện một cách thường xuyên nhưng những điều mà chúng tôi được tận mắt chứng kiến quả là đáng lưu tâm. Cả người dân và doanh nghiệp đều nêu cao ý thức, trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ, bảo vệ con đường. Cũng đúng thôi bởi con đường mang tên Bác đã tạo ra thời cơ, vận hội mới, đem lại cuộc sống mới cho biết bao nhiêu người.

 

Đây Hưng Thi (Lạc Thủy) với những ngôi làng heo hút ẩn mình trong nghèo đói gian nan, kia Bảo Hiệu (Yên Thủy)  nơi người dân trong vùng biết đến là vùng đá lộn đầu, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn lại không có thị trường tiêu thụ nên cuộc sống của hầu hết những người nông dân không đo đếm nổi nỗi nhọc nhằn. Từ khi có đường Hồ Chí Minh chạy qua, nông sản của bà con nông dân không còn bị tư thương ép giá mà đã  tỏa đi muôn nơi từ Thanh Hóa, Ninh Bình đến Thủ đô Hà Nội. Nhắc đến con đường Hồ Chí Minh, đồng chí Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy bày tỏ niềm vui: Con đường mở ra đã biến 2 xã vùng sâu, xa Lạc Hưng, Bảo Hiệu thành đất mặt đường thuận lợi cho giao thương. Điều đặc biệt nhất là Yên Thủy đã có thể tiếp cận với vùng đất Thủ đô một cách dễ dàng. Nếu như trước đây, để đến được với thành phố Hà Nội, người dân Yên Thủy phải vượt qua chặng đường 120 km dọc theo QL1 thì nay, có đường Hồ Chí Minh, xe cộ lại qua nườm nượp, ngồi trên xe chưa đầy tiếng đồng hồ, vượt qua 50 km đường êm đẹp đã đến với địa phận Xuân Mai, vùng ngoại ô của Thủ đô yêu dấu. Cũng nhờ con đường mà huyện đã quy hoạch tạo ra KCN Lạc Thịnh thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh và đến nay đã thực sự phát huy hiệu quả. Trên đà phát triển đó, huyện đã có kế hoạch cụ thể: tiếp tục quy hoạch đất đai để thu hút đầu tư tạo nên diện mạo hoàn toàn mới.

 

Đi trên tuyến đường Hồ Chí Minh trong những ngày cuối cùng của năm cũ, cảm nhận sự đổi thay, khác biệt ở đây nơi đây, chúng tôi có cùng cảm giác cùng lâng lâng khó tả. Cảm giác về một sự thiêng liêng, điều kỳ diệu đang hiện hữu từ con đường xóa đói - giảm nghèo, con đường đưa cuộc sống của người dân vươn tới ấm no, hạnh phúc.

 

                                                                                   

                                                                     Thúy Hằng

 

Các tin khác

Cán bộ Công ty Syngenta đang giới thiệu với bà con giống ngô NK54 tại gian hàng.
Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.
Không có hình ảnh
Nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) tích cực thâm canh tăng vụ, góp phần tăng thu nhập, xoá đói- giảm nghèo.

Thành phố Hòa Bình - Trung tâm động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Xác định lĩnh vực thương mại - dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, năm 2013, thành phố Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương mại dịch vụ nhiều thành phần từ nội thành đến khu vực nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ, thực hiện đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng... Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 3.236,5 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2012, đạt 101,77% kế hoạch. Trong đó, khối doanh nghiệp ước đạt 1.471,3 tỷ đồng, tăng 23,69% so với năm 2012; khối hộ kinh doanh ước đạt 1.765,2 tỷ đồng, tăng 25,13% so với năm 2012.

Ngành công nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Năm 2013 là năm có nhiều thử thách đối với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp và người dân. Nhìn tổng thể bức tranh công nghiệp của tỉnh vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ.

Ngành nông nghiệp - trụ đỡ cho sự ổn định của KT-XH

(HBĐT) - Duy trì tốt tốc độ và chất lượng tăng trưởng, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, tạo thêm nhiều dấu ấn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục cải thiện đáng kể điều kiện sản xuất cho người lao động... Đó là những thành quả khá nổi bật và toàn diện mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm nay. Với những kết quả đó, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là trụ đỡ cho sự phát triển ổn định của KT-XH.

Hội CCB xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn): Nêu gương sáng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 3 năm triển khai, thực hiện xây dựng NTM, Hội CCB xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) luôn đề cao phẩm chất, tinh thần xung kích, tiên phong của 291 hội viên, sinh hoạt ở 13 chi hội.

Thành tựu KT- XH nổi bật năm 2013

(HBĐT) - Tốc độ tăng GDP 10,2%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,06%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,4%, dịch vụ tăng 10,2%.

Vốn chính sách - lực đỡ giúp người dân thoát nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân vùng cao Đà Bắc có thêm nguồn vốn để phát triển SX-KD, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục