Các sản phẩm rau sạch của gia đình chị Bùi Thị Tăng được người dân tin tưởng, lựa chọn tiêu dùng.

Các sản phẩm rau sạch của gia đình chị Bùi Thị Tăng được người dân tin tưởng, lựa chọn tiêu dùng.

(HBĐT) - Chuyển diện tích đất trồng ngô vụ đông sang trồng rau sạch; cần cù, chịu khó từ sớm tinh mơ đến tối mịt, có khi làm việc cả buổi tối; nhạy bén trong việc trồng đa dạng các loại rau để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tìm đầu ra cho sản phẩm rau bằng xây dựng uy tín rau sạch tại chợ trung tâm của thị trấn… Đó là cách của chị Bùi Thị Tăng, xóm Chóng, xã Yên Lạc (huyện Yên Thủy) chọn để phát triển kinh tế gia đình trong hơn 2 năm qua.

Chị Tăng cho biết: Trước đây, gia đình chị cấy 1 vụ lúa và trồng ngô vụ đông trên diện tích hơn 4 sào đất. Với 4 thành viên trong gia đình luôn cần mẫn, chăm chỉ làm việc đồng áng nhưng cuộc sống vẫn thật vất vả. Từ năm 2012, chị được tham gia lớp tập huấn trồng rau sạch tại địa phương, rồi xem qua ti vi, sách báo, chị nắm bắt được nhu cầu sử dụng rau của người dân ngày một lớn, đặc biệt trước rất nhiều thông tin về rau phun thuốc kích thích của một số địa phương làm người tiêu dùng hoang mang và hạn chế sử dụng các loại rau vận chuyển từ nơi khác đến. Cùng lúc này, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông được chính quyền địa phương phát động đã giúp chị Tăng và gia đình quyết tâm bỏ hẳn trồng ngô, khoai sang trồng các loại rau sạch.

Năm đầu chuyển đổi, gia đình chị trồng các loại rau, quả như; bí xanh, dưa chuột, đậu cô ve rồi tiếp đó trồng các loại rau cải, bí, xu hào, cải bắp… Năm đầu trồng, thu nhập từ rau sạch cho thu nhập cao cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, khoai và vụ rau đông năm nay, tính từ đầu vụ, gia đình chị đã thu về trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, để trồng rau đạt năng xuất, hiệu quả, đòi hỏi khâu làm đất phải cẩn thận, đất luôn phải tơi xốp…Thế nên chị Tăng và gia luôn đã lấy trấu rải trên từng luống đất để giữ cho đất luôn tơi xốp, ủ phân xanh, phân chuồng để chăm bón rau. Khâu chọn giống rau chị cũng rất kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu. Chị luôn tự nhủ để có thị trường ổn định, mình phải chăm bón rau cẩn thận, đảm bảo rau không bị sâu bệnh và không sử dụng các loại thuốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì có như thế, người tiêu thụ mới yên tâm mua hàng của mình lâu dài.

Do cần cù, chịu khó nên các loại rau, củ, quả của gia đình chị trồng đều rất tươi tốt. Ngày ngày, người dân trong xóm đều thấy chị và gia đình cặm cụi chăm bón, thu hoạch rau để mỗi ngày 2 lần, chị chở rau ra chợ và đến bán đổ cho các quán ăn, sạp hàng rau của chợ trung tâm thị trấn. Có đợt dưa chuột ra rộ, chị Tăng phải tranh thủ hái hàng tạ dưa vào buổi tối để ngày đi bán hàng. Tiếp xúc với chị Tăng, chúng tôi thấy ở chị không chỉ toát lên phẩm chất chăm chỉ, chịu thương chịu khó mà còn có sự linh hoạt, nhaỵ bén với thị trường.

Chị Tăng là người phụ nữ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dám nghĩ, dám làm. Cách làm của chị và gia đình đã góp phần mở hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương. Không chỉ chịu khó làm kinh tế, chị Tăng còn là hội viên tiêu biểu của chi hội phụ nữ xóm Chóng, luôn đoàn kết, chia sẻ kinh kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau với chị em, hội viên phụ nữ. Gia đình chị luôn đầm ấm, được bà con lối xóm yêu mến vì cách sống giản dị, hòa đồng.

                                                  

                                    Hồng Duyên

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục