Người dân xã Lũng Vân (Tân Lạc) vẫn coi ngựa là phương tiện vận chuyển quan trọng.
(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, xã Lũng Vân (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn. Không điện, trường, trạm sơ sài, con đường từ trung tâm huyện lên đến xã như sợi chỉ nối những quả đồi. Mỗi lần mang củ măng, cân ngô, con lợn, con gà chỉ còn cách gánh, gùi hàng chục cây số đến chợ huyện để bán. Nhà nào sang thì mua được con ngựa đỡ vất vả hơn. Lúc đó có điều kiện mua con ngựa là sự xa xỉ. Mỗi lần đi chợ, bà con thường phải đi từ 2-3 giờ sáng mới kịp phiên.
Từ ngày có chợ trung tâm Lũng Vân, bà con cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng với những người ở xóm, bản xa cách hàng chục cây, chợ trung tâm chỉ là đỡ đi phần nào. Con ngựa đối với người vùng cao vẫn là phương tiện chính. Mỗi phiên chợ mọi người để dành một bãi đất để buộc ngựa, đến trưa, từng đoàn người, ngựa về các bản. Ngoài đi chợ thồ hàng, con ngựa là phương tiện không thể thiếu vận chuyển ngô cho các hộ gia đình. Nhà nào không có ngựa phải thuê vận chuyển tính theo cân ngô và giá tiền.
Ông Hà Công Bích ở xóm Chiềng, xã Lũng Vân kể: Cách đây khoảng 30 năm, gom góp mãi từ bán ngô tôi mua được con ngựa của một người hàng xóm bán lại. Hồi đó giá 200 đồng có giá trị hơn chiếc xe máy như bây giờ. Từ ngày có ngựa, mọi công việc trong nhà đỡ vất vả hơn nhiều. Mỗi lần đi nương mình làm, nó đi ăn cỏ rồi tối cùng về. Mỗi lần đi chợ bán hàng sướng hơn nhiều. Có hàng thì ngựa thồ, không có hàng mình cưỡi. Mấy chục năm con ngựa không thể thiếu trong nhà, nó như một thành viên trong gia đình vậy. Bây giờ cuộc sống hiện đại, phương tiện vận chuyển thô sơ thay thế bằng máy móc như xe máy, ô tô nhưng với gia đình tôi, ngựa vẫn rất hữu ích đó là do đức tính trung thành. Ngựa chỉ theo sự chỉ huy của chủ, người lạ khó có thể động vào người nó. Một lần đi chợ tôi để ngựa vào bãi. Hôm đó, gặp bạn bè uống quá chén say nằm ngay tại quán. Sáng hôm sau tỉnh ngủ tưởng ngựa về nhà hoặc bỏ đi nhưng thấy nó vẫn ở đó. Bao giờ mình về ngựa theo về nhà. Nhiều lần lên nương cũng vậy. Khi ngựa đã có chủ thì chỉ có chủ được động vào người và dắt ngựa đi. Năm ngoái, nhà ông Bích bị mất con ngựa già, hiện giờ chỉ còn một con. Hàng ngày, ông vẫn cùng nó lên nương. Theo đồng chí Hà Đức Thọ, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Vân, con ngựa đã gắn bó với người vùng cao bao đời nay. Do sự phát triển các phương tiện giao thông nên nhiều hộ gia đình không còn nuôi ngựa nữa. Tuy nhiên, ở những vùng đồi dốc các phương tiện không thể lên được, ngựa là phương tiện hữu ích nhất. Lũng Vân tuy đất rộng nhưng toàn đồi, núi, bà con phải đi làm nương xa ở những mảnh đồi dốc như đồi Phòng Không, Thung Tồm. Những đồi này cách xóm chừng 5-6 km đường rừng, đường đồi chỉ có có thể đi bộ hoặc đi ngựa. Làm ra hạt ngô vất vả, mỗi lần vận chuyển ngô về hết sức khó khăn nên ngựa vẫn là phương tiện vận chuyển ngô quan trọng của bà con. ông Bích cho biết: ở những địa hình khó khăn xe máy, công nông không lên được, tôi vẫn dùng ngựa chở thuê cho bà con. Mỗi ngày đi vài chuyến cũng đủ chi tiêu cho gia đình.
Hiện nay, cả 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc chỉ còn 2 con ngựa của gia đình ông Bích và gia đình ông Đinh Như Thường. Dẫn tôi đi thăm con ngựa đang ăn cỏ ngoài bãi, con trai ông Thường chia sẻ: Nhà em mua con ngựa này cũng gần 20 năm nay. Hiện giờ nó sắp đẻ, lần này em không bán mà để nuôi. Nuôi ngựa em thấy hơn hẳn các gia súc khác. Nó trung thành với chủ, chịu rét, nóng tốt. Nhiều năm ở trên này nhiệt độ xuống đến 0oC các loài khác phải chuồng trại sưởi ấm, cho ăn đầy đủ nhưng với loài ngựa vẫn ra ngoài trời kiếm ăn được bình thường. Khi chở thồ hàng, ngựa có sức dẻo dai lạ thường. Có một lần em đi chở ngô từ Thung Tồm về nhà. Hôm đó trời mưa, con ngựa thồ khoảng 180 cân ngô. Đường trơn, nó không hãm được nên ngã lăn đi chừng 30 m rồi nằm vật trên đất. Em tưởng nó gãy chân không thể đứng dậy được nhưng khi đến nơi nó vùng dậy, em xếp ngô lên lưng nó lại đi được về nhà bình thường. Ngày nay, tuy ít người còn nuôi ngựa nhưng giá trị con ngựa vẫn cao. Như đối với ngựa con 3-4 tháng tuổi, giá bán cũng được 15-16 triệu đồng/con. Con ngựa gắn bó với gia đình em bao năm nay, ai cũng coi nó như thành viên của gia đình mình dù sau này không để thồ hàng nữa.
Việt Lâm
(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.
(HBĐT) - Năm 2013, Trung tâm giống cây trồng tỉnh thực hiện sản xuất giống lúa thuần HT1 cấp nguyên chủng, sản luợng đạt 28 tấn (vụ xuân 18 tấn, vụ mùa 10 tấn) đã cung ứng được 100% giống lúa sản xuất trong vụ xuân năm 2013; đảm bảo cung ứng giống cho vụ xuân năm 2014.
(HBĐT) - Tháng 1, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi đông, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhờ chủ động tăng nguồn hàng phục vụ, thực hiện các biện pháp bình ổn giá nên giá một số mặt hàng thiết yếu có mức tăng không lớn.
(HBĐT) - Ngày 26/1, UBND tỉnh đã tổ chức đóng điện TBA (trạm biến áp) tại xóm Nút, xã Dân Hạ và xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) với sự chủ trì của đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành: Điện lực, Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn
(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết. Thành phố Hòa Bình như náo nức, rộn ràng hơn bởi hàng trăm điểm bán quất, đào, hoa cảnh, cây cảnh đang mọc lên trên nhiều tuyến phố.