Cây quýt ở xóm Bái, Nam Sơn cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Con đường ngoằn ngoèo theo những con dốc dẫn vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) hai bên đồi là những cây quýt sai trĩu quả. Dừng lại ngắm những quả đồi lưng chừng là hàng quýt thẳng tắp, bên dưới thấp là những giàn su su đang cho thu hoạch ngọn tôi cảm nhận được sự thay đổi ở vùng đất này.
Sau hơn 3 năm trở lại nhà anh Đinh Văn Đứng, tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của gia đình anh. Trước đây, cả gia đình chỉ trông chờ vào trồng ngô, mấy cây quýt cổ sau nhà chỉ để ăn. Từ ngày được Nhà nước đầu tư giống quýt ngọt vào trồng ở đất vườn anh quyết tâm mở rộng vườn cây để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi tôi đến, bà cụ mẹ anh bảo: Nó đi bán quýt rồi, mang đi chợ dưới huyện được giá hơn. Từ ngày trồng quýt, kinh tế gia đình đỡ khó khăn hơn nhiều. Cùng diện tích đó, cây quýt cho thu nhập gấp 3-4 lần so với cây ngô. Trước đây chuyện trồng quýt, nhất là cây quýt cổ chỉ là trồng bỏ đó, ít người nghĩ đến chuyện chăm bón cho cây để cho nhiều quả, quả ngon. Nhưng giờ thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các cây trồng khác, người trồng quýt biết cách chăm sóc cho cây nhiều quả nâng cao giá trị trên diện tích trồng. Đồng thời, cũng chọn giống quýt ngọt thị trường ưa chuộng về trồng. Nhiều diện tích lúa 1 vụ, đất ngô kinh tế thấp được chuyển sang trồng quýt. Diện tích trồng quýt của xã ngày càng tăng. Đến nay, toàn xã đã có trên 35 ha, trong đó, 20 ha đã cho thu hoạch.
Đồng chí Bùi Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho biết: Cách đây vài chục năm, cây quýt đã được trồng ở Nam Sơn. Mọi người vẫn gọi là quýt cổ. Tuy nhiên, cây quýt chỉ trồng để ăn và làm quà nên chưa trở thành hàng hóa. Cách đây 7-8 năm, Đảng ủy xã đã đề xuất nhân rộng vùng quýt trở thành hàng hóa. Được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT đưa giống quýt ngọt vào trồng ở đất Nam Sơn. Không dựa vào Nhà nước, nhiều hộ gia đình bỏ vốn trồng, năm 2012, cả xã trồng được 10 ha, năm 2013, trồng được hơn 5 ha, nhân rộng vùng trồng quýt trên toàn xã tạo thu nhập cao cho bà con. Từ cây quýt, nhiều hộ có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm như gia đình anh Đinh Văn Đứng, Hà Văn Phóng ở xóm Bương, Bùi Văn Đồng, Hà Văn Piết ở xóm Tớn... Đưa cây quýt lên trồng trên vùng cao không chỉ tạo thêm thu nhập cho bà con mà còn làm thay đổi cách nghĩ của họ. Bà con chuyển hướng sản xuất tự cung, tự cấp sang trồng cây công nghiệp theo hướng hàng hóa phát triển kinh tế. Với khí hậu mát, lạnh nên ngoài cây quýt, Nam Sơn còn đưa cây su su lấy ngọn vào trồng cải tạo đất ở những chân ruộng bậc thang, chân núi đá. Su su được trồng ở khắp mọi nơi, xung quanh nhà, bờ rào, đất thừa. Mỗi hộ gia đình chỉ vài giàn su su là đủ chi tiêu trong gia đình. Đến nay, toàn xã có 6,5 ha su su. Với nhu cầu rau sạch ngày càng tăng nên thương hiệu su su vùng cao Tân Lạc đã chiếm lĩnh được thị trường thành phố Hòa Bình, Hà Nội và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ngoài hai loại cây trên, Nam Sơn tích cực áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đưa các giống ngô, lúa mới vào sản xuất tăng năng suất cây trồng. Nhờ phát triển kinh tế đúng hướng nên đời sống của bà con trong những năm gần đây cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 11%, tổng giá trị sản xuất 13,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 8 triệu đồng/người/năm, sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 400 kg/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 46,27%, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 75%... Ngoài nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, xã Nam Sơn được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân xã vùng cao.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.
(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.
(HBĐT) - Trong năm 2013, TP Hoà Bình đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển GTNT. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã trên địa bàn đã làm mới, sửa chữa nâng cấp được 13.367 m đường GTNT, trong đó làm mới được 12.667 m đường theo tiêu chuẩn đường NTM và sửa chữa nâng cấp được 700 m đường liên xóm.
(HBĐT) - Năm 2013, Trung tâm giống cây trồng tỉnh thực hiện sản xuất giống lúa thuần HT1 cấp nguyên chủng, sản luợng đạt 28 tấn (vụ xuân 18 tấn, vụ mùa 10 tấn) đã cung ứng được 100% giống lúa sản xuất trong vụ xuân năm 2013; đảm bảo cung ứng giống cho vụ xuân năm 2014.
(HBĐT) - Tháng 1, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi đông, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhờ chủ động tăng nguồn hàng phục vụ, thực hiện các biện pháp bình ổn giá nên giá một số mặt hàng thiết yếu có mức tăng không lớn.
(HBĐT) - Ngày 26/1, UBND tỉnh đã tổ chức đóng điện TBA (trạm biến áp) tại xóm Nút, xã Dân Hạ và xóm Vành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) với sự chủ trì của đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ngành: Điện lực, Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn