Nhân dân thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) hiến đất ruộng và huy động ngày công làm đường giao thông nội đồng, phục vụ sản xuất.

Nhân dân thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) hiến đất ruộng và huy động ngày công làm đường giao thông nội đồng, phục vụ sản xuất.

(HBĐT) - Từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay đã từng bước tạo chuyển biến tích cực. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư đã được nâng lên. Người dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực hưởng ứng phong trào hiến đất phục vụ xây dựng NTM…

 

Có thêm con đường, cơ hội làm giàu, phát triển kinh tế sẽ thuận lợi hơn đó là suy nghĩ chung của những người dân đã nguyện hiến đất làm đường GTNT xây dựng NTM. Con đường xóm Chuông, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) trước đây, chỉ là một lối mòn dành cho trâu đi nhưng từ khi có chủ trương  xây dựng NTM, đã có hàng chục hộ dân tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất riêng của gia đình mình, cho việc xây dựng con đường. Đến nay, con đường mới được xây dựng và mở rộng 3,5 m, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân. Gia đình anh Bùi Văn Tụ là một trong số những hộ trong xóm Chuông đã tự nguyện hiến đất làm đường. Anh Tụ chia sẻ: “Ban đầu gia đình cũng thấy phân vân, nhưng được sự vận động và giải thích về ý nghĩa chương trình xây dựng NTM của cán bộ xã, cũng thấy có nhiều cái lợi. Nếu xóm có đường rộng, ô tô đến được, khi cầnmua hoặc bán thì cũng dễ dàng và sẽ được giá hơn. Vì thế gia đình đã tự nguyện hiến khoảng 600 m2 đất và 30 cây keo để mở rộng con đường trị giá khoảng trên 60 triệu đồng. Đối với Xuất Hóa là xã còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nhưng đã có đến hơn 30 hộ dân trong xã tự nguyện hiến đất và hoa màu trên đất làm đường giao thông xây dựng NTM,quy thành tiền khoảng trên 500 triệu đồng thì số tiền trên không phải là nhỏ nhưng vì ý nghĩa lớn lao của NTM, gia đình anh Tụ cũng như các hộ gia đình trong xã, xóm đã chấp nhận một phần lợi ích riêng của bản thân, gia đình.

 

Gia đình anh Tụ chỉ là một trong số hàng nghìn hộ nông dân trong tỉnh đã tự nguyện hiến đất xây dựng NTM. Xác định xây dựng NTM là chương trình toàn diện, mang tính dân chủ cao và phải phát huy trách nhiệm của người dân tham gia, do vậy, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương trong tỉnh đã có cách làm linh hoạt, sáng tạo, khơi dậy và phát huy tốt nguồn lực trong dân, trong đó, đặc biệt là kết quả vận động người dân tích cực hiến đất làm đường và các công trình phục vụ xây dựng NTM. Đến hết năm 2013, toàn tỉnh đã huy động được 457.452 ngày công lao động, nhân dân tự nguyện hiến 748.493 m2 đất để làm đường giao thông, kênh mương, nhà văn hoá và các công trình hạ tầng khác trên địa bàn xã điển hình như nhiều hộ dân ở Lạc Thuỷ tự nguyện hiến trị giá gần 7 tỉ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó hiến đất diện tích 16,3 ha trị giá 5.346,4 triệu  đồng, hiến tài sản trên đất trị giá 1.082 triệu đồng và 7.599 ngày công trị giá 760 triệu đồng) để xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là trong việc xây dựng, cải tạo đường làng, ngõ xóm. Huyện Kỳ Sơn có 30 hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông và các công trình hạ tầng xã hội khác với tổng diện tích 4.233 m2, trị giá 930 triệu đồng tập trung ở 2 xã Hợp Thành và Hợp Thịnh. ở huyện Cao Phong đã có 614 hộ hiến đất làm đường giao thông và các công trình công cộng với tổng diện tích 36.536 m2, trị giá khoảng 5 tỉ đồng. Trong năm 2013, các xã đã bê tông hoá, nhựa hoá đường trục xã được 674 km; 651 km đường trục thôn bản; 412 km đường ngõ xóm và 81 km đường trục chính nội đồng. Ngoài ra đã cải tạo và xây mới được 60 cầu, cống dân sinh. Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển GTNT gần 290 tỉ đồng trong đó nhân dân đóng góp trên 21 tỉ đồng. Qua đánh giá đến nay, toàn tỉnh đã có 17 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

 

Đồng chí Lê Văn Thạch, Phó văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho biết: Trước tấm lòng và ý thức trách nhiệm của người dân, BCĐ 800 tỉnh đã tích cực chỉ đạo các phòng, ban cấp huyện và các xã phối hợp, hỗ trợ các thủ tục thuận lợi để nhân dân tham gia hiến đất xây dựng NTM. Các trường hợp hiến đất sẽ kịp thời được điều chỉnh bìa đỏ, người dân không phải chi phí, đi lại vất vả để làm các thủ tục, đồng thời qua đây cũng giúp địa phương làm tốt công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên có một thực tế, làm đường GTNT rất quan trọng nhưng việc hiến đất mà không có chính sách đền bù, thì đây cũng là việc khó đối với các cấp chính quyền trong tuyên truyền, vận động sức dân, đóng góp cho NTM.

 

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong thời gian sớm nhất, BCĐ 800 tỉnh xác định không chỉ dừng lại ở những kết quả xây dựng hệ thống đường giao thông mà bên cạnh đó nhiều tiêu chí về xây dựng NTM cũng được cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả cao. Đến nay, toàn tỉnh có 1 xã đạt 16 tiêu chí, 4 xã đạt 15 tiêu chí, 5 xã đạt 14 tiêu chí, 8 xã đạt 13 tiêu chí, 33 xã đạt từ 10-12 tiêu chí, 116 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và 24 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Để sớm hoàn thành các tiêu chí NTM còn lại, các địa phương đang triển khai hàng loạt công trình, phần việc cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Cùng với đó, tỉnh cũng đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện các thế mạnh trong phát triển kinh tế, dành sự ưu tiên cho đầu tư phát triển sản xuất, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

 

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đẩy mạnh chương trình “kích cầu” tiêu dùng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các chương trình khuyến mại thường xuyên do các DN thương mại thực hiện, hoạt động tổ chức các hội chợ thương mại tại các huyện, thành phố đã “hâm nóng” sức mua của thị trường, mang lại hiệu quả cao trong “kích cầu” tiêu dùng. Các chương trình, hoạt động thường được gắn liền với các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn.

Tăng cường phối hợp liên ngành kiểm soát thị trường

(HBĐT) - Đồng chí Tô Như Sơn, Đội trưởng Đội QLTT số 10, ủy viên BCĐ 127/ĐP huyện Lương Sơn cho biết: Trên cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, BCĐ 127/ĐP huyện đã thực hiện đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại theo từng chuyên đề cụ thể.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 1.000 tỉ đồng

(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (theo giá thực tế) quý I/2014 của TPHB ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013, đạt 26,5% kế hoạch năm 2014, trong đó khối hộ cá thể ước đạt 458 tỷ đồng; khối doanh nghiệp ước đạt 554 tỷ đồng.

Quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cả nước đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cần có biện pháp cụ thể để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong thời gian qua, chương trình xây dựng NTM ở huyện Cao Phong thực sự trở thành phong trào sâu, rộng trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Từ đầu năm 2013, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã chỉ đạo các xã rà soát lại kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu; xây dựng kế hoạch chi tiết và các giải pháp thực hiện, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ: dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, VSMT, làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng... Các đoàn thể, nhân dân đã xây dựng chương trình công tác, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng NTM. Mặt khác, các cơ quan chức năng của huyện đã tăng cường bám sát cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.

Hướng tới xây dựng thương hiệu dổi

(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là vùng đất của cây dổi Mường Vang. Gia đình các ông: Bùi Văn Hền, Bùi Văn Biền, Bùi Văn Dạn... có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ cây dổi. Mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình trong xã đã tập trung chăm sóc, cải tạo vườn tạp, tận dụng diện tích đất của gia đình để mở rộng diện tích trồng dổi lấy hạt và ươm, bán cây giống đem lại giá trị kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục