Tận dụng diện tích chăn thả, nông dân xã Độc Lập đẩy mạnh phát triển đàn gia súc nhằm đưa chăn nuôi thành ngành SX chính.

Tận dụng diện tích chăn thả, nông dân xã Độc Lập đẩy mạnh phát triển đàn gia súc nhằm đưa chăn nuôi thành ngành SX chính.

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NTM, cấp ủy và các tổ chức, đoàn thể trong xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã tích cực vào cuộc. MTTQ phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên tích cực hiến đất làm đường GTNT, xây dựng cơ sở hạ tầng và các mô hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong SX nông - lâm nghiệp.

 

HPN đảm nhận phụ trách quản lý đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp. HND đảm nhận tập huấn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và cung cấp giống cây trồng cho dân cư trên địa bàn. Hội CCB vận động hội viên chỉnh trang nhà cửa, khuôn viên sạch đẹp theo tiêu chí NTM. Đoàn thanh niên đảm nhận việc thu gom rác thải, bảo vệ cảnh quan môi trường.

 

Nét nổi bật trong thực hiện XDNTM ở Độc Lập là cấp ủy, chính quyền xã đã động viên nhân dân đẩy mạnh phát triển SX, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững. Đến nay, trên địa bàn xã có 3 cơ sở SX chổi chít, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động, thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. 80 lao động được tham gia các lớp về chăn nuôi lợn thịt và điện, hàn do trung tâm dạy nghề huyện tổ chức. Từ lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình, dự án khác, trong 2 năm (2011-2012) đã có 99 hộ trong xã tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, nuôi cá, trồng cam Canh. Đặc biệt, đời sống các hộ dân ở 6 xóm đã được cải thiện đáng kể từ phát triển mô hình trồng bí xanh, bí đỏ, mướp đắng, xả, dưa chuột, dong riềng với diện tích gần 32 ha. Cở sở hạ tầng cũng được cải thiện đáng kể với 100% phòng học của các cấp học đã được kiên cố hóa, 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và có phương tiện nghe, nhìn, 70% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuyến đường liên xã Độc Lập - Đú Sáng và Độc Lập - Dân Hạ với chiều dài trên 24 km đã được nhựa hóa, tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn mở mang giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa. Các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng tưới tiêu diện tích đất SX. Để nâng cao năng suất lao động, từ năm 2011 đến nay, các hộ trong xã đã đầu tư trên 5,1 tỷ đồng mua 125 máy cày, bừa, tuốt lúa, xay xát, ô tô, máy kéo. Từ 7 hộ xây dựng nhà vệ sinh theo mô hình làng văn hóa, quốc phòng, đến nay trên 200 hộ trong xã đã có nhà tiêu hợp vệ sinh. Xã cũng đã cơ bản xóa bỏ nhà tạm, xiêu vẹo, dột nát. 6 xóm có NVH thôn, bản với 3 xóm đạt làng văn hóa và 182 hộ được công nhận gia đình văn hóa. An sinh xã hội được chăm lo với tỷ lệ 100% tham gia các loại hình bảo hiểm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,23%, bình quân thu nhập đạt 10 triệu đồng/ người/năm.

 

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Độc Lập mới chỉ đạt 5 tiêu chí gồm thủy lợi, điện, bưu điện, ANTT và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hiện đang đứng tốp cuối của 9 xã trên địa bàn. Lý giải vấn đề này, đồng chí Nguyễn Minh Hồi, Chủ tịch UBND, Trưởng BQL xã cho rằng, là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện, thu nhập và đời sống của người dân chủ yếu dựa vào SX nông - lâm nghiệp nên mặc dù nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia, hưởng ứng chương trình nhưng huy động sức người, sức của và nguồn lực tại chỗ còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn xã hầu như không có nguồn thu, trong khi đó, kinh phí của T.Ư, tỉnh và huyện dành cho chương trình “nhỏ giọt”. Vì thế, Độc Lập khó có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

 

Thực tế cho thấy, quy hoạch xây dựng NTM của xã đã được phê duyệt nhưng quản lý và thực hiện quy hoạch là vấn đề hết sức nan giải vì đến nay, xã vẫn chưa có kinh phí để cắm mốc và đền bù GPMB. Hơn nữa, các công trình lớn như chợ, NVH xã, sân vận động chưa triển khai xây dựng vì chưa có kinh phí và liên quan đến đất đang canh tác lúa. Vấn đề này, xã đã có văn bản kiến nghị nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền trả lời. Việc dồn điền, đổi thửa cũng chưa  triển khai vì chưa có kinh phí phục vụ đo vẽ, cắm mốc và cấp lại  giấy CNQS đất. Bên cạnh đó, không ít tiêu chí không phù hợp với các xã miền núi... Từ đó, cấp ủy, chính quyền xã Độc Lập bày tỏ với sự đồng lòng của nhân dân cùng sự hỗ trợ của Nhà nước và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc là những điều kiện quan trọng để xã đạt các tiêu chí xây dựng NTM trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                                                      Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Ông Phing chăm sóc vườn cam.
Cục Thuế họp  triển khai nhiệm vụ, giải pháp thu NSNN quý II và cả năm năm 2014.
Nhà thầu đang gấp rút thi công tại khu vực  đã có mặt bằng tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn).
17/17 xóm, phố xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) xây dựng được nhà văn hóa có sân chơi thể thao, xã đạt tiêu chí văn hóa  trong xây dựng NTM.

Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng ước đạt 5.173,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở Công thương, tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng. Giá trị sản xuất CN tháng 4 (tính cả Nhà máy thủy điện Hòa Bình) ước đạt 1.625,8 tỷ đồng, lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 5.173,2 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ, thực hiện 29,19% kế hoạch năm. Không tính Nhà máy thủy điện Hòa Bình, lũy kế giá trị sản xuất CN 4 tháng ước đạt 2.529 tỷ đồng, tăng 18,43% so với cùng kỳ, thực hiện 32,24% kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt trên 39,5 triệu USD

(HBĐT) - Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 của tỉnh ước đạt 10,961 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, lũy kế 4 tháng ước đạt 39,568 triệu USD, tăng 49,79% so với cùng kỳ, thực hiện 26,38% kế hoạch năm.

Sẽ quy trách nhiệm đến các Giám đốc Công ty

(HBĐT) - Căn cứ vào Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước. UBND tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2011-2015 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 382/TTg-ĐMDN ngày 23/3/2012.

Huyện Lạc Thủy: Nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, công tác thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế của huyện. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13,8%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt 48.365 triệu đồng, đạt 180,5% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao; tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện thực hiện 560 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 22,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,95%.

Khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa xứng với "đồng tiền bát gạo"

Những năm qua, Nhà nước đã quan tâm tăng đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, với mong muốn "trụ đỡ" của nền kinh tế phát triển toàn diện cho năng suất, chất lượng cao, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhưng thực tế việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với "đồng tiền bát gạo".

Nguồn lực mới để phát triển lâm nghiệp bền vững

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, đã nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cấp tỉnh. Đây là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đồng thời tiếp nhận các nguồn vốn từ các chương trình, dự án góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, BV&PTR trên phạm vi toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục