Lãnh đạo Sở NN&PTNT và UBND huyện Yên Thủy khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm bí xanh an toàn của xóm Vố (xã Hữu Lợi) – 1 trong 5 điểm thực hiện dự án.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT và UBND huyện Yên Thủy khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm bí xanh an toàn của xóm Vố (xã Hữu Lợi) – 1 trong 5 điểm thực hiện dự án.

(HBĐT) - Ngày 15/5, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị sơ kết dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, triển khai kế hoạch thực hiện mô hình mở rộng trong những vụ tiếp theo.

 

Thực hiện dự án trên, trong vụ đông - xuân 2013-2014, huyện Yên Thủy đã xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP tại 4 xã: Bảo Hiệu, Phú Lai, Hữu Lợi, Đoàn Kết với tổng diện tích 25 ha. Đây là dự án đầu tiên được huyện triển khai theo mô hình cánh đồng lớn và thực hiện theo quy trình sản xuất an toàn. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ đồng, trong đó, các hộ tham gia mô hình đóng góp trên 1,9 tỷ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ gần 400 triệu đồng, UBND huyện hỗ trợ một phần vật tư, kinh phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật, kinh phí kiểm định sản phẩm, chi phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP, thiết bị xử lý thuốc BVTV.

 

Dự án đã thu hút 182 hộ tham gia, chia thành 12 nhóm hộ, sản xuất tại 5 điểm (mỗi điểm 2-3 nhóm sản xuất), thời gian thực hiện từ tháng 12/2013, thời gian gieo trồng từ 25/1 – 15/2, sử dụng giống bí sặt GS do Công ty CP xuất nhập khẩu GS Việt Nam sản xuất và cung ứng. Nhìn chung, các hộ tham gia mô hình đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn đã được hướng dẫn. Kết quả theo dõi thực tế tại mô hình cho thấy: tỷ lệ nảy mầm của giống đạt >85%, cây phát triển khỏe nhưng giai đoạn cây con sinh trưởng kém do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết. Mật độ trồng trung bình 900 dây/sào, số dây cho quả đạt 60%, trọng lượng quả bình quân 1,3 kg, năng suất bình quân 702 kg/sào (tương đương 19,45 tấn/ha), chỉ bằng 38,9% tiềm năng năng suất của giống (nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất bình quân có thể đạt 25-30 tấn/ha).

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả thực hiện dự án khi bước đầu tạo được vùng sản xuất lớn theo quy trình kỹ thuật thống nhất gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản lượng lớn sản phẩm được cấp chứng nhận đảm bảo ATTP, làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người nông dân, thân thiện với môi trưởng, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng truyền thống. Hội nghị đã thống nhất tiếp tục triển khai mô hình sản xuất bí xanh an toàn trong các vụ tiếp theo, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và xúc tiến các hoạt động để mở rộng thị trường, ổn định về giá cả và đầu ra cho sản phẩm.

 

 

 

                                                                    Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

CB, CC bộ phận giao dịch một cửa hiện đại TP Hòa Bình luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
Không có hình ảnh
Đoàn khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh tìm hiểu kết quả xây dựng các khu tái định cư thuộc dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại xã Yên Quang.

Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế đối với DN, HTX mới thành lập

(HBĐT) - Ngày 26/4, Bộ Tài chính ban hành Công văn số 5485/BTC-TCT về việc đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp tính thuế đối với doanh nghiệp (DN), hợp tác xã mới thành lập, theo đó, ngoài các đối tượng thuộc diện được tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế đang quy định tại điểm b, c khoản 3, Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT.

Xã Toàn Sơn (Đà Bắc): Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo tiền đề xây dựng NTM

(HBĐT) - Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có 5 xóm, bản (600 hộ, 2.200 nhân khẩu), trong đó có 2 xóm của đồng bào dân tộc Dao thuộc vùng ĐBKK (xóm Phủ, Rãnh). Đây cũng là xã không có diện tích lúa nước. Vì thế, một thời, Toàn Sơn gặp không ít khó khăn trong phát triển KT-XH. Việc lựa chọn cây, con gì để phát triển, tạo nguồn thu và từng bước XĐ-GN là những trăn trở của các cấp ủy, chính quyền nơi đây.

Hiệu quả từ việc giúp đỡ xã nghèo của ngành NN & PTNT

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2007 - 2013), tỉnh ta có 79 xã được hưởng lợi. Ngoài nguồn lực đầu tư từ Chương trình do T.Ư phân bổ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nguồn vốn theo hướng ưu tiên cho các xã vùng ĐBKK. Đồng thời tiếp tục phân công 45 cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Trong đó, Sở NN&PTNT được UBND tỉnh phân công giúp đỡ 14 xã ĐBKK gồm: xã Noong Luông, Cun Pheo (Mai Châu), xã Lạc Hưng, Lạc Lương (Yên Thuỷ), xã Hợp Châu, Thượng Tiến, Vĩnh Tiến, Sào Báy, Hợp Kim (Kim Bôi), xã Hưng Thi, An Bình và An Lạc (Lạc Thuỷ); xã Ngòi Hoa (Tân Lạc); xã Tiền Phong (Đà Bắc).

Đoàn công tác Bộ KH & ĐT làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Chiều 13/5, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó BCĐ 800 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành là thành viên BCĐ.

Thu hút gần 30 tỉ đồng khuyến khích phát triển CN-TTCN

(HBĐT) - Từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được gần 30 tỷ đồng cho hoạt động khuyến công. Trong đó, kinh phí thực hiện từ nguồn khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương trên 25 tỷ đồng, kinh phí ưu tiên cho hoạt động khuyến công từ phía huyện, thành phố thụ hưởng trên 3 tỷ đồng.

Huyện Kim Bôi: Xây dựng các mô hình sản xuất, thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM

(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hầu hết các xã, thôn, bản trên địa bàn huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả. Sản xuất phát triển được chú trọng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn đã bước đầu thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục