Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ GT-VT giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua các huyện của tỉnh Hòa Bình.
Trả lời: Tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XIII, cử tri tỉnh Hòa Bình cũng đã có ý kiến kiến nghị về vấn đề này. Ngày 10/7/2013, Bộ GT-VT đã có Văn bản số 6725/BGTVT - CQLXD trả lời kiến nghị của cử tri. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo BQL dự án đường Hồ Chí Minh (đơn vị trực tiếp quản lý dự án) rà soát lại toàn bộ dự án, đối chiếu với thực tế, phối hợp với địa phương để giải quyết dứt điểm công tác GPMB. Ngày 30/7/2013, BQL Dự án đường Hồ Chí Minh đã họp với các cơ quan của tỉnh Hòa Bình (Sở GT-VT, Sở Tài chính, Sở TN&MT; UBND huyện Lạc Sơn). Đến ngày 13/8/2013, BQL Dự án đường Hồ Chí Minh tiếp tục có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn. Đến nay kết quả đã giải quyết như sau:
- Đoạn tuyến km 93 + 600 - km 93 + 720 thu hồi bổ sung 466,8 m2 đất trồng màu để điều chỉnh nắn tuyến và được phê duyệt tại Quyết định số 163 ngày 25/1/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình. BQL Dự án đường Hồ Chí Minh đã cấp đủ kinh phí cho hạng mục này. Kinh phí đền bù phần chuyển đổi nghề, hỗ trợ đất vườn liền kề đất ở, hỗ trợ san nền, tôn tạo mặt bằng, bổ sung móng nhà và điều chỉnh giảm một số hộ đã được phê duyệt: BQL Dự án đường Hồ Chí Minh đã cấp đủ kinh phí.
- Đoạn km 92 + 070 - km 92 + 270 phải thu hồi 4.911,06 m2 đất trồng cây hàng năm để mở đường mới chui qua cầu ân Nghĩa: Đoạn tuyến này do địa phương tự đầu tư, không có hồ sơ thiết kế của dự án, vì vậy không có cơ sở để chi trả kinh phí đền bù GPMB từ nguồn của dự án đường Hồ Chí Minh.
- Đoạn km 92 + 050 - km 93 + 340 theo kiến nghị của địa phương là bị khô hạn và ngập úng không thể trồng hoa màu trên diện tích 8.808,49 m2. Đây là phần diện tích đất nằm ngoài cọc GPMB. Đến nay chưa có cơ sở pháp lý, khoa học, tài liệu chứng minh đánh giá việc khô hạn, ngập úng là do ảnh hưởng của đường Hồ Chí Minh. Để giải quyết triệt để, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình thành lập Hội đồng khoa học có chức năng để khảo sát, đánh giá một cách khoa học và đủ cơ sở việc khô hạn, ngập úng phạm vi đất canh tác ngoài phạm vi cọc GPMB liên quan đến việc thi công xây dựng đường Hồ Chí Minh.
(Còn nữa)
PBĐ-TL (TH)
(HBĐT) - Là 1 trong 5 xã được lựa chọn xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 của huyện Lương Sơn, Hòa Sơn tập trung cao độ phát huy nội lực quyết tâm cán đích NTM vào năm 2015 theo lộ trình.
(HBĐT) - Theo kế hoạch hợp tác đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh ta sẽ chú trọng thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng rau an toàn (RAT) với quy mô khoảng 10.000 ha/năm, trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêu thụ sản phẩm RAT tại thị trường rất giàu tiềm năng là thành phố Hà Nội.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, đời sống chủ yếu dựa vào SXNN. Trước thực trạng đó, những năm qua, huyện Đà Bắc đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật để người dân ứng dụng vào sản xuất.
(HBĐT) - Sáng 19/5, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, Ủy viên TT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong. Tham gia đoàn khảo sát có đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các Ban của HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng như: dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433, QL 21A, QL 12B, QL 6 (đoạn qua tỉnh Hòa Bình), dự án đường Chi Lăng kéo dài... phục vụ phát triển KT-XH địa phương và khu vực. Tại các công trình giao thông trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu đang tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch, nguồn vốn phân bổ, sớm đưa các dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Hền, xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), khi gia đình ông đang chuẩn bị xuất nốt số giống cây dổi của vụ ươm năm 2013. Phấn khởi vì cây giống luôn được khách hàng tin tưởng và tiếp tục đặt hàng cho năm sau, ông Hền cho biết: Cũng như nhiều hộ gia đình khác trong xã, gia đình ông đã thoát nghèo và phát triển kinh tế gia đình từ cây dổi, loại cây trồng mà người trồng không kiên trì, nhẫn nại sẽ không “chinh phục” được nó – Loại ây ươm giống một chục hạt chỉ sống được 3-4 hạt, cây trồng phải 10 năm mới cho hạt bói… Vậy mà đến nay, mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ cây dổi đạt 100 triệu đồng/năm, giống cây ươm đạt trên 90% tỷ lệ cây sống và nhờ chăm sóc tốt, nhiều cây dổi trên 8 năm trồng đã cho quả bói.