Ông Bùi Văn Khuyến, trưởng thôn Khoang, Phúc Tuy kiểm tra giống ngô.

Ông Bùi Văn Khuyến, trưởng thôn Khoang, Phúc Tuy kiểm tra giống ngô.

(HBĐT) - Mô hình hợp tác gia công sản xuất hạt giống ngô LVN 23 giữa người dân 3 xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy- Lạc Sơn với Viện Nghiên cứu ngô Trung ương (Đan Phượng- Hà Nội) kết quả không như mong muốn. Ngày 7/6, Phó Viện trưởng- TS Đặng Ngọc Hạ, Tổ trưởng tổ nghiên cứu chọn tạo giống ngô thực phẩm; TS Nguyễn Thị Nhài, CBKT trực tiếp chỉ đạo sản xuất, KS Nguyễn Văn Diện đã có buổi họp với tất cả các hộ gia đình tham gia hợp đồng gia công giống ngô cùng với Trưởng thôn và Bí thư chi Bộ xóm Khoang, xã Phúc Tuy nhằm đánh giá tình hình hợp tác sản xuất ngô gia công ngô giống vụ xuân vừa rồi.

 

Giống ngô lai F1 được sản xuất theo Hợp đồng số 01/HĐSXHG ký ngày 10/2/2014 giữa Viện Nghiên cứu ngô (Bên A) và ông Bùi Văn Khuyến – Trưởng thôn Khoang, đại diện cho các hộ sản xuất (Bên B). Diện tích sản xuất 3,1 ha với 75 hộ dân các xóm Khoang, Vỏ, Bọ tham gia.

 

Tại cuộc họp trước khi thu hoạch ngô ngày 7/6, Viện Nghiên cứu ngô T.Ư và người dân 3 xóm vùng triển khai mô hình đã đánh giá quá trình thực hiện hợp đồng và thống nhất: Hai bên đã nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ hợp đồng. Tuy nhiên, do trong quá trình sản xuất, gặp nhiều điều kiện bất thuận về thời tiết: thiếu ánh sáng đầu vụ (khoảng 2 tháng), giai đoạn ra hoa gặp mưa lốc nên dẫn đến việc ngô bị đổ gãy, kết hạt kém. Về phía Viện nghiên cứu Ngô quyết định hỗ trợ những người tham gia sản xuất hạt giống ngô khắc phục một phần thiệt hại do thiên tai. Cụ thể là: Viện sẽ tổ chức thu mua toàn bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn làm giống: Những bắp và hạt không lẫn tạp, không sâu bệnh, những bắp có ít nhất là 30 hạt/bắp với giá 10.000 đồng/kg, đúng theo hợp đồng. Những bắp bị loại bỏ: quá ít hạt, không hạt, sâu bệnh sẽ được cân hết với giá 5.000 đồng/kg (sau đó trả lại để cho nông dân tự sử dụng). Những hộ nông dân bị thất thu hoàn toàn do: đổ gãy, bắp không được thụ phấn,… Viện sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/360 m2.. Những  hộ nông dân có thu hoạch mà năng suất đạt dưới 100 kg/360 m2 thì Viện sẽ hỗ trợ cho mỗi kg thiếu hụt là 5.000 đồng/kg. Đồng thời Viện Nghiên cứu ngô cam kết sẽ thanh toán toàn bộ số tiền phải trả cho việc mua bắp và tiền hỗ trợ một lần, sau khi xe chở bắp giống về Viện đạt yêu cầu chất lượng (trong trường hợp này, Trưởng thôn đi theo xe ngô giống về Viện bàn giao giống và nhận tiền). Trường hợp giống không đạt yêu cầu chất lượng thì Viện chỉ ứng 50% số tiền ngay tại thời điểm bàn giao giống, số còn lại sẽ trả sau 30 ngày theo như hợp đồng đã ký.

 

Trao đổi với P.V, Tiến sỹ Đặng Ngọc Hạ, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu ngô T.Ư cho biết:  Viện ngô xác định khi triển khai mô hình ở bất cứ địa phương nào đều hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Không làm giàu cho người dân thì thôi chứ không bao giờ được phép làm nghèo nông dân. Trưởng thôn Khoang Bùi Văn Khuyến cho biết: Quá trình hợp tác với nông dân, Viện Nghiên cứu ngô T.Ư luôn cử cán bộ sát cánh hướng dẫn bà con cởi mở, chân tình, đặc biệt đã có quyết định hỗ trợ bà còn bị thiệt hại trong sản xuất do những nguyên nhân bất khả kháng của thời tiết. Như vậy cho thấy: Viện là một đơn vị có uy tín và thương hiệu, làm việc có lý, có tình, rất có trách nhiệm với người dân.

 

 

 

                                                                            Lê Chung

 

 

 

Các tin khác

Công nhân vận hành Trạm biến áp 500kV Hiệp Hòa kiểm tra các thông số kỹ thuật thiết bị trạm, máy biến áp.
Không có hình ảnh
Vườn uơm nhà ông Bùi Văn Dùng, xóm Chuông, xã Xuất Hóa thường xuyên tạo việc làm ổn định cho trên 10 lao động.
Xã Đông Bắc (Kim Bôi) chuyển đổi đất ruộng 1 vụ sang trồng bí xanh cho năng xuất cao.

Yên Thủy: Cấp gần 90.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Thủy đã cấp được gần 90.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, với tổng diện tích đo đạc địa chính chính quy là gần 12.000 ha, đạt 72,91% tổng diện tích đo vẽ đạt gần 96% diện tích cần cấp giấy chứng nhận.

Lương Sơn dành hơn 700 triệu đồng hỗ trợ sản xuất

(HBĐT) - Vụ xuân năm 2014, huyện Lương Sơn đã dành hơn 700 triệu đồng hỗ trợ giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao nhằm giảm bớt một phần đầu tư của nông dân vừa tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống trong nông nghiệp.

Huyện Cao Phong: Phấn đấu gieo trồng 2.100 ha lúa và hoa màu vụ hè thu

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ đông 2014. Theo đó, huyện có kế hoạch gieo trồng 2.100 ha lúa và cây hoa màu ngắn ngày vụ hè thu, trong đó lúa 800 ha, năng suất bình quân 52 tạ/ha; ngô 850 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Ước sản lượng cây lương thực có hạt vụ hè thu, vụ mùa 7.560 tấn. Các loại cây trồng khác 450 ha. Phấn đấu diện tích gieo trồng cây vụ đông 500 ha.

Năng suất lúa chiêm xuân ước đạt 56 tạ/ha

(HBĐT) - Đến thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã triển khai thu hoạch được 5.106 ha lúa vụ chiêm, tăng 3.391 ha so với kỳ trước, đạt 31,4% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 56 tạ/ha. Diện tích trà sớm ở các địa phương đã bước vào thu hoạch tập trung gồm: Lạc Thủy (1.132 ha), Lương Sơn (1.290 ha), Lạc Sơn (1.219 ha) và Kim Bôi (505 ha).

30 học viên tham gia tập huấn quản lý và phát triển nhóm cùng sở thích

(HBĐT) - Từ ngày 3-6/6, Dự án giảm nghèo giai đoạn II của tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về quản lý và phát triển nhóm cùng sở thích (CIG) cho trên 30 học viên là tổ trưởng, kế toán, thủ quỹ của các nhóm cùng sở thích các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Tập huấn công tác giảm nghèo cho trên 200 cán bộ huyện Tân Lạc và Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 5/6, Sở LĐ- TB&XH tổ chức tập huấn công tác giảm nghèo năm 2014 cho trên 200 cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo, LĐ-TB&XH, trưởng thôn, bản trên địa bàn các huyện Tân Lạc và Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục