Công ty giấy Ba Nhất (Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 60 lao động.

Công ty giấy Ba Nhất (Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 60 lao động.

(HBĐT) - Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nói chung (bao gồm cả truyền nghề) của huyện Lương Sơn đạt 40%. Mỗi năm, huyện giải quyết việc làm cho từ 2.500- 3.500 lao động, chiếm trên 70% lao động được đào tạo đã có việc làm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

 

Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Là huyện động lực phát triển kinh tế của tỉnh, Lương Sơn xác định việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm mang tính chiến lược lâu dài, có ý nghĩa quyết định đến phát triển KT-XH. Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong 3 năm (2010- 2013), huyện đã đào tạo nghề cho 581 người, trong đó có 330 người có việc làm, 105 người tự tạo việc làm. Huyện tập trung đào tạo các nghề chủ yếu như: may công nghiệp, thêu ren, mây - tre đan, nón lá, chổi chít, móc vòng, hàn, chăn nuôi gà thả vườn. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện còn gặp không ít khó khăn. Theo thống kê, còn từ 20- 25% lao động sau học nghề không có việc làm. Sản phẩm một số nghề làm ra không tiêu thụ được hoặc thị trường không ổn định như: mô hình chăn nuôi gà thả vườn, sản phẩm mây - tre đan. Để giải quyết vấn đề này, huyện tập trung rà soát nhu cầu đào tạo nghề và việc làm tại chỗ. Trong đó, xác định, hiện nay, việc dạy nghề tập trung vào nghề may công nghiệp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại KCN Lương Sơn. Về nông nghiệp, huyện khuyến khích người dân trồng rau sạch cung ứng cho nhân dân trên địa bàn và thị trường Hà Nội. Tích cực vận động các công ty, doanh nghiệp  đứng chân trên địa bàn tuyển dụng lao động là người địa phương; giới thiệu các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh trực tiếp tuyển dụng lao động tại các xã, thị trấn vào làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như: Công ty CP xuất - nhập khẩu Thái Nguyên (BATIMEX); Công ty CP nhân lực và Thương mại VINACONEX; Công ty TNHH MISSEL Hà Nội - thuộc KCN Thăng Long... Trong năm, huyện phối hợp với Ngân hàng CSXH thẩm định 80 dự án cho vay giải quyết việc làm với số tiền trên 1,3 tỷ đồng, giải quyết và tạo việc làm cho 103 lao động. Kết quả năm 2013, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển KT-XH của các ngành, đoàn thể; xuất khẩu lao động; vay vốn quốc gia giải quyết việc làm đã giải quyết việc làm mới cho 2.533 người. Trong đó, lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh 1.050 người, giải quyết việc làm tại chỗ 1.450 người.

 

Theo đồng chí Trần Xuân Phúc, năm nay, huyện đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 2.500 lao động. Để thực hiện chỉ tiêu này, những tháng đầu năm, khi chưa có kinh phí hỗ trợ của Đề án 1956, Lương Sơn trích ngân sách 250 triệu đồng mở 4 lớp dạy nghề may cho người lao động trên địa bàn thị trấn Lương Sơn và xã Nhuận Trạch. Riêng quý I, huyện đã tạo việc làm mới cho 452 người. Trong đó có 212 người lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; giải quyết việc làm tại chỗ cho 240 người. Trong thời gian tới để nâng cao công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, huyện đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung rà soát lực lượng lao động trong các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giới thiệu và tuyển dụng việc làm cho người lao động. Triển khai công tác dạy nghề theo nhu cầu và điều kiện thực tế ở các xã, thị trấn. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề và ngành, đoàn thể mở các lớp đào tạo dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn đạt hiệu quả. Tích cực triển khai  kế hoạch phối hợp với Ngân hàng CSXH hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn vốn 120 của huyện cho người nghèo, hộ nghèo..., phấn đấu đạt chỉ tiêu về giải quyết việc làm cho lao động theo kế hoạch năm nay đã đề ra.

 

 

 

                                                                                    H.L

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT trao giải ba cho các tác giả đạt giải tại cuộc thi viết về chủ đề
Đồng chí Bùi Anh Tấn, Cục trưởng Cục Thuế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tinh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị.

Ngọc Lương - Nỗ lực về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Ngọc Lương là xã rộng của huyện Yên Thủy với 23 xóm, gần 9.800 dân; hạ tầng còn nhiều hạn chế; mặt bằng dân trí không đồng đều là những khó khăn khi thực hiện xây dựng NTM. Tuy nhiên Ngọc Lương lại được chọn làm điểm xây dựng NTM, về cơ bản, cán bộ và người dân đồng thuận thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là những thuận lợi cơ bản để xây dựng NTM, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết.

Trung Bì xây dựng NTM bền vững

(HBĐT) - Là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, Trung Bì được xem là một xã có xuất phát điểm thấp khi được chọn là xã điểm thực hiện chương trình NTM. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể nhân dân, xã Trung Bì không chỉ phấn đấu về đích năm 2015 mà còn hướng tới thực hiện các tiêu chí NTM một cách bền vững.

Lạc Sơn trồng mới 465 ha rừng

(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Sơn có kế hoạch trồng mới 950 ha rừng. Đến hết tháng 6, toàn huyện đã trồng mới được 465 ha, đạt 49% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, huyện chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên bám sát cơ sở, quản lý tốt các diện tích rừng hiện có.

Quyên góp được trên 280 triệu đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 02 của Ban chỉ đạo 800 huyện Yên Thủy về thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, ngày 14/3/2014, LĐLĐ huyện Yên Thủy đã phát động đợt quyên góp ủng hộ “Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện. Đối tượng vận động ủng hộ là cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Thủy. Mức ủng hộ là 1 ngày lương.

Kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Yên Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 25/6, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM và phát triển sản xuất tại huyện Yên Thuỷ. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Y tế, Ban Dân tộc; lãnh đạo huyện Yên Thuỷ và 3 xã điểm NTM của huyện gồm Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc.

245 học viên được đào tạo nghề may công nghiệp

(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công & TVPT công nghiệp vừa đồng thời mở 7 lớp đào tạo nghề may công nghiệp, bao gồm 2 lớp với 70 học viên tại xã Phú Lão (Lạc Thủy) và 175 học viên tại xã Đông Lai (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục