(HBĐT) - Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Kim Bôi có 71 doanh nghiệp, HTX, 553 hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh CN – TTCN. Trong đó, có 19 doanh nghiệp cổ phần, 43 công ty TNHH, 3 NDTN và 6 HTX; 38 hộ sản xuất, chế biến, 24 hộ kinh doanh vận tải, 87 hộ kinh doanh ăn uống, 294 hộ kinh doanh thương nghiệp và 100 hộ kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
6 tháng đầu năm, sản xuất CN – TTCN toàn địa bàn tăng trưởng ổn định với tổng giá trị 108,880 tỷ đồng, đạt 60,4% kế hoạch cả năm. Tổng sản lượng CN – TTCN chủ yếu phụ thuộc sức mua của các khu vực dân cư, quy mô sản xuất nhỏ lẻ hoặc quy mô hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội huyện. Sản phẩm chủ yếu của huyện gồm than, đá, cát, sỏi với tổng sản lượng 6 tháng ước khoảng 54.500m3 và trên 3,3 triệu viên gạch xây dựng các loại.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2010 - 2013, toàn tỉnh đã được đầu tư trên 97,4 tỉ đồng thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, trong đó, dự án dạy nghề cho lao động nông thôn trên 79,6 tỉ đồng, dự án đổi mới và phát triển dạy nghề 15,8 tỉ đồng. Nguồn kinh phí được sử dụng đầu tư nhà xưởng, phòng học, mua sắm thiết bị dạy nghề, phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 2773, ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh việc thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua hệ thống bưu điện được triển khai tại địa bàn TPHB và huyện Lạc Sơn từ tháng 1/2014 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1- 6/2014; giai đoạn 2 từ tháng 7- 12/2014. Sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo UBND tỉnh xem xét nhân rộng toàn tỉnh. Cùng đoàn công tác của Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi đã có buổi kiểm tra thực tế việc thực hiện giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Với lợi thế là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp và chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 393 dự án, trong đó, 29 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 442 triệu USD và 364 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 54.836 tỷ đồng.
(HBĐT) - Nằm ở phía bắc của huyện Lạc Thủy, xã Thanh Nông tiếp giáp với thành phố Hà Nội, có 3 trục quốc lộ chạy qua, thuận lợi cho giao thông đi lại và giao thương hàng hóa. Thanh Nông được chọn làm điểm của huyện về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Sau 3 năm, từ 3 tiêu chí ban đầu, đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí. Xã phấn đấu về đích đúng kế hoạch vào năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 18/7, tại xã Phú Vinh, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc và kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình 135 và Dự án giảm nghèo tại huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Lỗ Sơn là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện Tân Lạc đã và đang từng bước cố gắng thay đổi, hướng tới mục tiêu xây dựng diện mạo NTM và nổi lên như điểm sáng về phát triển kinh tế và văn hóa xã hội.