Tư thương mua ngô tại các xã vùng cao với giá 3.000- 3.200 đồng/kg.
(HBĐT) - Hiện đang là thời kỳ cao điểm tiêu thụ ngô của nông dân trong tỉnh. Thế nhưng giá ngô vụ xuân năm nay thấp kỷ lục, một vụ sản xuất chủ lực của nông dân nhất là các xã vùng cao trong tỉnh không hiệu quả, giá thấp vẫn phải bán vì tất cả cuộc sống của họ trông vào ngô.
Ngọc Sơn (Lạc Sơn) là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, nguồn sống chính của người dân là trồng ngô và chăn nuôi. Mỗi vụ, sản lượng ngô của xã lên tới hàng trăm tấn. Hiện, giá thu mua ngô xuân xuống thấp kỷ lục, tùy theo chất lượng chỉ dao động ở mức 3.000- 3.200 đồng/kg.
Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn Bùi Văn Phong cho biết: Lần đầu tiên, mấy xã vùng cao Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu và cả những xã tỉnh Thanh Hóa giáp ranh giá ngô tụt thậm tệ chẳng bù đắp nổi chi phí. Như mọi năm giá ngô lên tới 4000-4200 đồng/kg, tư thương vẫn tranh nhau mua. Còn giờ giá giảm mà tư thương vẫn thờ ơ.
Nhiều gia đình ngô chất đống đã nảy mầm, lên mốc. Anh Bùi Văn Ba, trồng 4 kg ngô giống, thu gần 2 tấn ngô, bán giá 3.000/kg thu gần 6 triệu trong khi đó giá đầu vào gồm đạm, kali không đổi, có khi tăng, đầu tư đã tới xấp xỉ 5 triệu đồng, tính cả công chăm sóc coi như thu chẳng bù nổi chi. Năng suất ngô ở Ngọc Sơn khá cao, trung bình đạt từ 4-5 tấn/ha. Có khi đạt tới 7- 8 tấn/ha. Xóm Cha có 147 hộ dân, trồng cỡ 25 ha ngô, hằng năm sản lượng khoảng trăm tấn, nhà nào cũng trồng ngô. Gia đình ông Bùi Văn Lý, Bí thư Chi bộ xóm Cha là một trong những hộ trồng nhiều ngô của xã. Năm nay, tiền bán ngô giảm mất cỡ 20 triệu đồng. Vụ xuân, ông Lý trồng 30 kg, riêng tiền phân bón đã 17 triệu đồng, cộng giống, công chăm sóc chi phí 30 triệu đồng, với giá ngô hiện tại thu được 40 triệu đồng, trong khi đó mọi năm thu tới 60 triệu đồng. Không chỉ đối với các xã vùng cao huyện Lạc Sơn mà ở nhiều xã khác trên địa bàn tỉnh giá ngô cũng giảm xấp xỉ gần 1.000 đồng/kg như Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông (Tân Lạc); các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu. Giá ngô giảm, trong khi đó vẫn khó tiêu thụ sản phẩm vì đường giao thông cách trở khó khăn.
Ngoài ra, các loại cây trồng ngắn ngày quen thuộc của nông dân như Bí xanh, bí đỏ, vụ này giá cũng giảm. Chẳng hạn như bí xanh những năm trước cao điểm lên tới 5.000 -7.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg mà vẫn khó tiêu thụ. Có thời bí bí đỏ đầy ruộng, không vượt nổi 3.000 đồng/kg. Có vụ rau, ba cái bắp cải thật to giá chỉ có 10.000 đồng. Chẳng có cách nào khác là bán rẻ, vì nếu không bán chẳng có tiền chi tiêu. Giá nông sản phập phù, được mùa rớt giá là câu chuyện muôn thủa của người nông dân phải đối mặt và là nỗi đau đầu của các cấp chính quyền nhưng chưa có lời giải. Người nông dẫn vẫn phải sản xuất và chờ những vụ tới để khi vọng giá nông sản lại lên nhưng mọi năm.
L.C
Theo yêu cầu của Liên bộ Tài chính - Công thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố mức giảm đối với các mặt hàng xăng dầu từ 330 đến 350 đồng/lít. Mức giá mới được áp dụng kể từ 14 giờ ngày 28-7.
(HBĐT) - Sáng ngày 28/7, Đoàn công tác do Ngài Tr.JayaMukunda Khanal, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nước Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với BQL Dự án PSARD Hòa Bình. Tham gia tiếp đoàn có đại diện tổ chức Helvetas Hà Nội, các đối tác cấp tỉnh dự án PSARD Hòa Bình.
(HBDT) - Xác định thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình phát triển KT-XH, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo đội thuế, tổ ủy nhiệm thu, các tổ chức, hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức, ý thức chấp hành của các hộ kinh doanh và hộ gia đình ở KDC được nâng cao, luôn sẵn sàng tham gia nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và đóng góp các loại quỹ ở KDC.
(HBĐT) - Cuối tháng 5, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức cuộc khảo sát, giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và thực hiện chính sách ĐC-ĐC tại xã Yên Hòa (Đà Bắc). Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn công tác là ngôi nhà nhỏ của cặp vợ chồng trẻ Lường Văn Điệu - Lường Thị Thương ở xóm Men. Khi được hỏi về cách làm ăn, mức thu nhập của gia đình cả 2 vợ chồng đều trả lời: Khó khăn lắm cán bộ ạ! Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào cây ngô nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn. Mong Nhà nước hỗ trợ giống, vốn hàng năm để gia đình phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Đến nay, diện tích mía của huyện Cao Phong đạt 2.500 ha, trong đó có 2.000 ha mía tím, doanh thu bình quân 150 triệu đồng/ha. Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, trong đó, cây có múi đạt trên 1.000 ha, tăng gần 500 ha, sản lượng cam năm 2013 đạt 15.000 tấn, tăng 6.000 tấn so với năm 2009, doanh thu bình quân đạt 600 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, chăn nuôi phát triển khá với tốc độ tăng trưởng đàn hàng năm 5%. Kết quả trên gắn liền với phong trào nông dân trên địa bàn huyện thi đua SX-KD giỏi.
(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 7/2014, trên địa bàn TPHB có 2.587 hộ SX-KD giỏi. Trong đó, cấp tỉnh 112 hộ, cấp thành phố 468 hộ, cấp cơ sở 2.007 hộ; tăng 177 hộ so với năm 2013.