Nhân dân xã Tự Do phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập kinh tế cho hộ gia đình, góp phần xây dựng NTM. Ảnh: Đ.P
(HBĐT) - Xã Tự Do (Lạc Sơn) có 10 xóm, 570 hộ, trong đó, đồng dân tộc Mường chiếm trên 95% dân số. Xuất phát điểm là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 61%). Toàn xã mới chỉ bê tông hóa được trên 1, 9 km đường GTNT, 3 km đường cấp phối, còn lại trên 22 km đường đất; 3 xóm chưa có điện, nhiều xóm người dân còn phải dùng nước tự nhiên, chưa có công trình nước sạch; nhiều công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành; sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu, cuộc sống chủ yếu dựa vào tự nhiên; bình quân lương thực thấp, y tế, giáo dục, thiều thốn về cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị... Đó là những vấn đề đặc biệt khó khăn ở Tự Do và cũng chính là bài toán nan giải trong xây dựng NTM ở nơi đây.
Hiện tại, Tự Do mới đạt 4 tiêu chí NTM bao gồm: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, hệ thống chính trị - xã hội, thủy lợi và an ninh chính trị. Kế hoạch năm nay hoàn thành 2 tiêu chí về điện, nhà ở và đến hết năm 2015 đạt thêm tiêu chí về nước sinh hoạt. Đồng chí Bùi Văn Thuận, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã cho biết: Nhận thức được những khó khăn, tồn tại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tự Do đã đồng lòng, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp cụ thể để giải bài toàn khó khăn trong xây dựng NTM như: tập trung đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đảm bảo đời sống nhân dân. Hiện tại, năng suất cây trồng của xã vẫn còn thấp: năng suất cây lúa vụ chiêm - xuân 2014 chỉ đạt 30 tạ/ha, ngô 28 tạ /ha, diện tích đất canh tác ít... Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các công trình trọng điểm. Đặc biệt, để nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con, Đảng bộ, chính quyền có chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, trong đó, tập trung thâm canh thường xuyên trên 200 ha lúa nước kết hợp trồng xen một số giống cây trồng khác như: ngô, khoai, rau các loại..., phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Xã đã khuyến khích nông dân đưa những vật nuôi có chất lượng được người tiêu dùng ưa thích như: gà đồi, lợn rừng, ong mật vào nuôi; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện mở các lớp chuyển giao KH -KT về trồng trọt, chăn nuôi người dân... Đảng ủy, chính quyền đã giao trách nhiệm cho các đoàn thể làm cầu nối giúp người dân được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi (tính đến tháng 5, toàn xã có trên 350 hộ được vay vốn với tổng dư nợ trên 3, 5 tỷ đồng). Bước đầu, các hoạt động này đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ nhiều gia đình, đặc biệt là hộ nghèo của xã. Bên cạnh đó, các tổ chức hội, đoàn thể đã tích cực phát động phong trào thi đua trong hội viên, nhất là phong trào giúp nhau làm kinh tế, XĐ-GN. Cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, tổ chức hội, hội viên, nhiều hộ nghèo đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm theo các năm. Cụ thể, năm 2012 có trên 75%, đến năm 2013 giảm còn 71% và đến 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 61%.
Để hoàn thành các tiêu chí còn lại trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, xã Tự Do đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức; ban hành nghị quyết chuyên đề tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp, quy hoạch, bố trí lại các công trình vệ sinh... Đặc biệt, xã đang cố gắng kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ cùng với người dân thực hiện bê tông hóa đường GTNT theo kế hoạch; tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư (các công trình: điện đến 3 xóm: Trên, Chen, Trơ); bê tông hóa đường xóm Khướng - Sát Thượng, nước sinh hoạt xóm Sát...) quản lý tốt, có hiệu quả các chương trình đầu tư phát triển, hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Để giữ vững những tiêu chí đã đạt được và hoàn thành các tiêu chí còn lại vẫn còn nhiều việc phải làm. Xã Tự Do rất cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các chương trình, dự án và điều quan trọng nhất là sự đồng lòng, góp sức thực hiện mục tiêu chung xây dựng NTM từ người dân.
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 1/4/2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện trong năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Sở TN-MT đã phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, xã có đất nông - lâm trường và Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình rà soát, xác định ranh giới, mốc giới làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất theo quy định pháp luật.
(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, chậm quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước diễn ra khá phổ biến đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn của Dự án Giảm nghèo, huyện Tân Lạc có 9 xã thuộc vùng thụ hưởng với tổng mức đầu tư giai đoạn 2012 - 2014 đạt 55, 4 tỷ đồng.
HBĐT) - Theo phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, bằng các nguồn vốn lồng ghép, trong 6 tháng đầu năm huyện đã xây dựng được 7 mô hình phát triển sản xuất như: mô hình nuôi gà Quý phi có 12 hộ tham gia quy mô 1.200 con, kinh phí hỗ trợ 61,28 triệu đồng;
(HBĐT) - Sáng 31/7, Sở KH – ĐT phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI). Tham dự hội nghị có đại diện các phòng, ban, đoàn thể chức năng; UBND các xã, phường cùng đại diện hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn.
(HBĐT) - Là một trong những xã trồng cây mía tím nhiều nhất ở huyện Tân Lạc, Mỹ Hòa đang có sức phát triển mạnh mẽ và dần đưa giống mía này trở thành cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế.