Xã Hiền Lương (Đà Bắc) tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ cây luồng phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Khai thác, vận chuyển cây luồng qua bến Hiền Lương.
(HBĐT) - Có mặt tại xã Hiền Lương, một trong những xã vùng lòng hồ của huyện tìm hiểu về phát triển TTCN, đồng chí Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhiều năm nay, Hiền Lương đã khai thác lợi thế sẵn có từ cây luồng phát triển nghề tăm mành. Bình quân mỗi năm, người dân trong xã bán cho tư thương hàng chục tấn tăm mành, thu nhập mỗi ngày từ chẻ tăm mành có thể đạt trên dưới 100.000 đồng/người. Ngoài ra, để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo việc làm cho người dân, xã tập trung thu hút phát triển thêm ngành nghề chế biến, sơ chế đũa.
Theo UBND huyện Đà Bắc, 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị sản lượng TTCN trên địa bàn trên 80 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch và bằng 107% so cùng kỳ. Các sản phẩm CN -TTCN chủ yếu là chế biến bột giấy, đá xây dựng, gạch nung, đồ mộc dân dụng, chè búp khô, tăm mành, chổi chít, thủy điện và quặng sắt... Nhờ thúc đẩy phát triển CN -TTCN, đã đưa tổng thu ngân sách Nhà nước trên toàn huyện gần 8, 5 tỷ đồng, đạt 72% dự toán pháp lệnh tỉnh giao và bằng 46% dự toán HĐND huyện giao, so với cùng kỳ đạt 156%.
Cũng theo đánh giá của UBND huyện Đà Bắc, so với nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch, cơ cấu CN -TTCN và xây dựng trên địa bàn huyện chiếm khoảng 17%. Tuy nhiên, điều kiện phát triển KT -XH của Đà Bắc muốn gia tăng giá trị từ các lĩnh vực khác, đặc biệt từ lâm nghiệp thì hướng đi của huyện bắt buộc phải đẩy mạnh TTCN. Vì vậy, trong nhiều năm qua, thu hút đầu tư phát triển như: tăm mành, sản xuất đũa, chế biến chè... là những ngành nghề Đà Bắc hết sức quan tâm.
Để đạt mục tiêu tốc độ kinh tế tăng trưởng trong năm 2014 trên 14%, trong đó, lĩnh vực CN -TTCN tăng trên 18,5%, huyện Đà Bắc đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Theo đó, huyện sẽ tập trung thực hiện thu hút đầu tư, ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất, chế biến nguồn nguyên liệu sẵn có từ địa phương. Mặc khác, trong những tháng cuối năm, huyện sẽ tập trung xử lý nợ xấu, tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp tại địa phương. Huyện phấn đấu thu ngân sách địa phương trong năm nay đạt gần 380 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm.
Hồng Trung
(HBĐT) - 8 tháng qua, tình hình xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng khá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước đạt 14,623 triệu USD, lũy kế 8 tháng ước đạt 93,116 triệu USD, tăng 50,16% so với cùng kỳ, thực hiện 62,8% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Xuất phát điểm là xã có vị trí tương đối thuận lợi cho phát triển KT -XH nên việc xây dựng NTM của xã Dũng Phong (Cao Phong) gặp nhiều thuận lợi như cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả. Ngay sau khi tổ chức thực hiện xây dựng NTM, xã Dũng Phong đã có những giải pháp cụ thể đối với từng tiêu chí đề ra và mục tiêu phấn đấu hoàn thành.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công thương, chỉ số SXCN trong tỉnh tháng 8 ước tăng 12,04% so với tháng trước; giá trị SXCN ước đạt 685 tỷ đồng, tăng 2,24% so với tháng trước; lũy kế 8 tháng ước đạt 5.079 tỷ đồng, tăng 17,54% so với cùng kỳ, bằng 64,95% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta đạt những kết quả đáng khích lệ, huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng dân cư, đặc biệt là sức dân vào chương trình. Các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các nội dung, tiêu chí. Nhiều xã có cách làm sáng tạo, linh hoạt, phát huy tốt tiềm năng lao động, sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân, huy động nhiều nguồn lực, tạo được phong trào, khí thế thi đua xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc và xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn.
(HBĐT) - Chính sách dân tộc đang mang lại hiệu quả thiết thực cải thiện đời sống cho người dân các xã vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) bây giờ đang có sức sống mới. Đây là 2 điểm xa nhất tỉnh, chênh vênh trên đỉnh núi, tiếp giáp với Sơn La.
(HBĐT) - Xác định đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Do vậy, trong nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư, cải thiện hạ tầng công nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động SX -KD có hiệu quả... Qua đó góp phần từng bước thúc đẩy nền công nghiệp tỉnh tăng trưởng theo hướng bền vững.