Nhân dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) phát triển chăn nuôi gia cầm, tăng thu nhập, làm giàu cho gia đình.
(HBĐT) - Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ta trong những năm qua cơ bản phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 trang trại gà thương phẩm, 9 trang trại gà đẻ trứng thương phẩm và 3 trại gà giống cùng 1 trại gà hậu bị. Hiện toàn tỉnh cũng có 20 trang trại nuôi lợn nái và hậu bị. Ngoài ra, còn có hàng trăm các gia trại nông hộ và nuôi các con đặc sản khác.
Theo Sở NN &PTNT, tính đến giữa năm 2014, tổng đàn trâu, bò trong nông hộ toàn tỉnh có gần 150.000 con; trên 439.500 con lợn; trên 3, 5 triệu con gia cầm; gần 26.200 con dê; trên 33.000 con lợn bản địa. Tuy nhiên, về thực trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ta chưa xứng với tiềm năng, lợi thế.
Cụ thể, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán nên tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, hiệu quả kinh tế chưa cao. Thêm nữa, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi còn xảy ra phức tạp, tập trung ở những loại bệnh lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm... ảnh hưởng nhiều đến kết quả chăn nuôi chung trên toàn tỉnh. Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về giống, vật nuôi còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi. Đội ngũ cán bộ thú y cơ sở chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chưa gắn trách nhiệm lâu dài trong công tác phòng - chống dịch bệnh.
Nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi đúng hướng, mới đây, Sở NN &PTNT đã lập đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, phát triển chăn nuôi theo hình thức đa dạng, ngoài những con vật nuôi phổ biến còn chăn nuôi theo hướng đặc sản như: lợn bản địa, gà thả đồi, dê núi, don, nhím... Mục tiêu nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi đưa giá trị sản xuất trong vài năm tới tăng 9,1%; tỷ trọng chăn nuôi đạt 30,26% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, Sở NN &PTNT đã đề ra nhiều giải pháp và tập trung triển khai thực hiện. Trong đó tăng cường năng lực hệ thống thú ý; xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực chăn nuôi; từng bước nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung; chú trọng giảm ô nhiễm môi trừng trong chăn nuôi, đưa số gia trại, trang trại có hệ thống xử lý chất thải chiếm trên 70%.
Với những thế mạnh nổi bật của ngành chăn nuôi trên địa bàn có quỹ đất đồi rừng khá lớn, hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi. Mặt khác, tỉnh ta có thị trường tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm lớn do tiếp giáp đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, với những định hướng của tỉnh cùng sự vào cuộc của các sở, ngành xây dựng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cơ hội cho chăn nuôi tỉnh ta sẽ có những chuyển dịch tích cực. Qua đó, hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng cao; đáp ứng nhu cầu của thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt là những khu vực khó khăn trong tỉnh.
Hồng Trung
(HBĐT) - Thẳng thắn nhìn nhận vào những yếu kém, hạn chế, UBND tỉnh đang tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (ĐTKD) theo hướng thực chất và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân phát triển SX-KD. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, đại diện cơ quan Thường trực tham mưu tổng hợp giúp UBND tỉnh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao thứ bậc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh.
(HBĐT) - Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hiện có 1.516 hộ, 6.611 khẩu thuộc 10 xóm, trong đó có 2 xóm vùng cao, 2 xóm vùng sâu đặc biệt khó khăn. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt gần 9 triệu đồng/người. Khó khăn lớn nhất của xã là đường giao thông chưa được cứng hóa, mặt bằng dân trí thấp, đời sống chủ yếu trông vào nông nghiệp, không có nghề phụ và đặc biệt là tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế này, năm 2012, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hướng đến giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cấp uỷ, chính quyền huyện Cao Phong đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu thuế, chống thất thu cho NSNN, triển khai các biện pháp để thu thuế đảm bảo đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, 9 tháng qua, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 8.130 triệu đồng, bằng 67,9% dự toán HĐND huyện giao, 75,9% dự toán UBND tỉnh giao. Trong đó, thu trong cân đối 8.033 triệu đồng, đạt 112,3% so với cùng kỳ; thu quản lý qua ngân sách 97 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, trong 9 tháng, trên địa bàn huyện đã có 7 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 600,4 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 56,3 ha, nâng tổng số vốn đăng ký đầu tư lên 14.276 tỷ đồng và 246,78 triệu USD.
(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, hạn chế dịch bệnh lây lan. Theo đó, lực lượng thú y đã tiêm phòng các loại vắcxin được gần 63.300 liều tụ huyết trùng; 107.679 liều LMLM trâu, bò; 1.467 liều LMLM, 57.317 liều vắcxin khác cho lợn; trên 81.900 liều vắcxin dại cho chó; trên 742.700 liều theo hình thức dịch vụ và 1,5 triệu liều vắcxin cúm cho đàn gia cầm; 7.098 liều vắc xin đầu dê.
(HBĐT) - Chiều 9/10, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.