Cùng với việc phát triển các mô hình kinh tế, xã Thanh Hối cũng đặc biệt coi trọng việc sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông đảm bảo tiêu chí NTM.
(HBĐT) - Trong năm nay, xã dành kinh phí khoảng 20 triệu đồng để tổ chức 15 cuộc tuyên truyền về xây dựng NTM, dự kiến thu hút khoảng 2.500 lượt người dân tham gia. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu sẽ nâng cấp, làm mới đạt chuẩn 11 km đường trục xã, xóm và đường nội đồng; cứng hóa 11km kênh mương… đi cùng với những tiêu chí cụ thể này BQL xây dựng NTM xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã đưa ra một loạt những giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện thành công lộ trình xây dựng NTM.
Đồng chí Bùi Văn Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết: Thời gian qua, xã đã tập trung sâu cho công tác tuyên truyền, vì vậy đã tác động tới ý thức, trách nhiệm của mỗi người, huy động các nguồn lực xây dựng NTM. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại của xã, việc thực hiện các tiêu chí về hạ tầng thiết yếu đòi hỏi vốn đầu tư lớn như giao thông, thủy lợi, có sở vật chất văn hóa… còn gặp nhiều khó khăn. Để về đích trong năm 2020, xã còn 8 tiêu chí phải hoàn thành và hầu hết đều là những tiêu chí khó vì vậy phải có sự tập trung cao độ với một giải pháp đồng bộ mới mang lại hiệu quả.
Trước mắt, xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung phát triển kinh tế, nâng cao mức sống với nền tảng cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Việc cần làm ngay là thực hiện dồn điền, đổi thửa, phục vụ sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Phát triển công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ KH- CN vào sản xuất các mô hình như: sản xuất lúa có năng suất, chất lượng cao, trồng rau, nấm an toàn theo tiêu chuẩn; phát triển mô hình bưởi đỏ, da xanh; nhân rộng mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; xây dựng mô hình VAC theo quy trình khép kín, phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trên cơ sở mô hình giúp người nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. Để các mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, xã đã có những định hướng cụ thể lựa chọn, sàng lọc giống cây trồng, vật nuôi, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân sử dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để không ảnh hưởng đến đến chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sống. Về nguồn vốn phục vụ sản xuất, xã huy động từ các nguồn dự án, doanh nghiệp, vốn tiết kiệm tín dụng, vốn vay với lãi suất ưu đãi, vốn tự có trong dân. Nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, xã chủ động hợp tác với các nhà khoa học, công ty giống cây trồng, vật nuôi để đảm bảo về chất lượng cây, con giống; tập trung chăn nuôi lợn hướng nạc, giống lợn bản địa lai lợn lòi, nuôi gà an toàn sinh học. Một mặt, thành lập các nhóm sở thích, các CLB như: hội chăn nuôi, hội trồng trọt, nuôi thủy sản… để liên kết, trao đổi kinh nghiệm và cùng góp sức tạo nguồn cho đầu vào, đầu ra của sản phẩm một cách thông suốt, chặt chẽ. Cùng với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, xã cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả canh tác đất lâm nghiệp, phát triển CN-TTCN, dịch vụ. Xác định rõ: hệ thống đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong giao thương, vận chuyển, cung vật tư cho sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, xã đã chỉ đạo từng xóm trong quy hoạch các tuyến đường quan trọng. Đồng thời có kế hoạch cụ thể cho cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông. Vận động nhân dân hiến đất GPMB để xây dựng NTM.
Là xã có địa bàn rộng, dân cư đông (1.544 hộ gia đình với trên 6.380 nhân khẩu phân bố ở 19 xóm), xã Thanh Hối đã và đang tập trung cao độ để huy động được tối đa sức dân tạo sức bật mạnh mẽ về kinh tế. Với mức thu nhập bình quân 16,5 triệu đồng/người/năm, đã đạt được một số tiêu chí cơ bản trong xây dựng NTM như: tiêu chí về điện, trường học, hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức sản xuất… Đảng bộ, chính quyền đã thực sự vững vàng khi đưa ra những giải pháp chiến lược vì mục tiêu xây dựng NTM.
Thuý Hằng
(HBĐT) - Ban Chỉ đạo XĐGN huyện Lạc Sơn vừa tổ chức triển khai điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 tới các thành viên Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện tới cơ sở.
(HBĐT) - Thẳng thắn nhìn nhận vào những yếu kém, hạn chế, UBND tỉnh đang tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (ĐTKD) theo hướng thực chất và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân phát triển SX-KD. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, đại diện cơ quan Thường trực tham mưu tổng hợp giúp UBND tỉnh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao thứ bậc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh.
(HBĐT) - Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hiện có 1.516 hộ, 6.611 khẩu thuộc 10 xóm, trong đó có 2 xóm vùng cao, 2 xóm vùng sâu đặc biệt khó khăn. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt gần 9 triệu đồng/người. Khó khăn lớn nhất của xã là đường giao thông chưa được cứng hóa, mặt bằng dân trí thấp, đời sống chủ yếu trông vào nông nghiệp, không có nghề phụ và đặc biệt là tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp. Trước thực tế này, năm 2012, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hướng đến giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cấp uỷ, chính quyền huyện Cao Phong đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu thuế, chống thất thu cho NSNN, triển khai các biện pháp để thu thuế đảm bảo đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, 9 tháng qua, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 8.130 triệu đồng, bằng 67,9% dự toán HĐND huyện giao, 75,9% dự toán UBND tỉnh giao. Trong đó, thu trong cân đối 8.033 triệu đồng, đạt 112,3% so với cùng kỳ; thu quản lý qua ngân sách 97 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, trong 9 tháng, trên địa bàn huyện đã có 7 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 600,4 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 56,3 ha, nâng tổng số vốn đăng ký đầu tư lên 14.276 tỷ đồng và 246,78 triệu USD.
(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, hạn chế dịch bệnh lây lan. Theo đó, lực lượng thú y đã tiêm phòng các loại vắcxin được gần 63.300 liều tụ huyết trùng; 107.679 liều LMLM trâu, bò; 1.467 liều LMLM, 57.317 liều vắcxin khác cho lợn; trên 81.900 liều vắcxin dại cho chó; trên 742.700 liều theo hình thức dịch vụ và 1,5 triệu liều vắcxin cúm cho đàn gia cầm; 7.098 liều vắc xin đầu dê.