Nhân dân xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công cứng hoá đường giao thông nông thôn.

Nhân dân xã Phú Minh (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công cứng hoá đường giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Theo số liệu của Ban ATGT tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 km đường bộ các loại, trong đó, quốc lộ có 299 km, đường tỉnh 380 km, đường CT 229 180 km, đường huyện 780 km, đường xã 3.000 km, đường đô thị 120 km, đường chuyên dùng 105 km và gần 200 km đường thuỷ nội địa. Thời gian qua, công tác quản lý đầu tư xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh được quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới tạo điều kiện đảm bảo giao thông thông suốt.

 

Từ đầu năm đến nay, các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa thường xuyên được các đơn vị quản lý sửa chữa, khắc phục kịp thời các hư hỏng, khơi thông cống, rãnh, phát quang tầm nhìn, bổ sung các cọc tiêu, phao tiêu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, khơi thông luồng lạch, thanh thải chướng ngại vật. Nhờ đó không xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là trong mùa mưa bão và các tuyến quốc lộ đang sửa chữa, nâng cấp, cải tạo giao thông luôn được đảm bảo thông suốt, an toàn. Theo Sở GT-VT, hiện dự án nâng cấp cải tạo 3 tuyến QL 12B, 21A và đường 12B do Sở làm chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Trong đó, tuyến đường 12B đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2013; tuyến QL 21A đang tích cực tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành trong quý IV năm nay; đối với QL 12B tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thi công hoàn thành kế hoạch vốn được giao. Dự án kiên  cố hóa khắc phục sạt lở quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh đến nay đã triển khai thi công 14 vị trí, quá trình thi công đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông. Một số dự án trọng điểm khác như đường Chi Lăng kéo dài, đường 433 (Đà Bắc) - Phù Yên (Sơn La) sẽ hoàn thành trong năm nay. Công trình cải tạo, nâng cấp đường 433 đoạn km 0 - km23 theo kế  hoạch sẽ thi công trong 4 năm. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai  - TP Hòa Bình và đường Hòa Lạc  - TP Hòa Bình đang được nhà đầu tư tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thi công trong thời gian tới. Đối với đường giao thông nông thôn, bằng nhiều nguồn vốn đã thực hiện cứng hóa tạo điều kiện đi lại thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Qua đánh giá, tỷ lệ đường trục xã cứng hóa đạt chuẩn và coi như đạt chuẩn 1.082 km; đường trục thôn, bản cứng hóa đạt chuẩn và coi như đạt chuẩn 1.354 km; đường ngõ, xóm đã đạt chuẩn không bị lầy lội vào mùa mưa 467 km. Năm nay, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn trên 48 tỉ đồng.

 

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đối với hệ thống cầu treo, Sở GT-VT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá toàn bộ các cầu treo trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, đánh giá 57 cầu treo, Sở GT-VT đã đề nghị các địa phương tạm ngừng khai thác 15 cầu treo do không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng. Cùng với đó, lực lượng thanh tra giao thông đẩy mạnh thanh, kiểm tra tình hình quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong 8 tháng qua, kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản 40 trường hợp vi phạm đề nghị UBND các huyện giải tỏa theo quy định. Nhằm kịp thời xử lý các vấn đề gây mất trật tự an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác, Ban ATGT tỉnh và Sở GT-VT đã thiết lập đường dây điện thoại nóng, cắm 23 biển công khai đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở các tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

 

Bên cạnh kết quả đạt được, theo đánh giá của Ban ATGT tỉnh, thực tiễn cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh còn thiếu đồng bộ, nhiều tuyến đường xuống cấp, hư hỏng chậm được đầu tư nâng cấp. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của phương tiện giao thông, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển KT-XH. Nguyên nhân do kinh phí dành cho công tác đầu tư xây dựng, duy tu sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông quá hạn hẹp, nhiều công trình thi công dở dang phải dừng, giãn tiến độ theo tinh thần Nghị quyết số 11. Cá biệt có những công trình khi được cấp kinh phí nhưng việc giải phóng mặt bằng để thi công chậm dẫn đến tiến độ không đúng kế hoạch đề ra. Để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt, việc kiểm tra hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được duy trì thường xuyên để kịp thời sửa chữa hư hỏng như duy tu, sửa chữa cầu, đường bộ, cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông, phục hồi các vạch sơn dừng xe tại giao lộ, vạch sơn cho người đi bộ băng ngang đường, vạch sơn phân luồng trên các tuyến đường đạt chất lượng theo quy định.

 

 

                                                                               Hà Thu

 

Các tin khác

Các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT cùng bàn bạc với cấp uỷ, chính quyền xã Hữu Lợi (Yên Thuỷ) về kế hoạch giúp đỡ xã phát triển KT – XH.
Những gốc chanh đào từ 1,5 – 1,7 tạ quả của hộ trồng chanh đào thị trấn Cao Phong.
Không có hình ảnh
Thời gian qua, xã Thanh Hối luôn coi trọng sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông đảm bảo tiêu chí NTM.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để chuyển đổi giống cây trồng, hỗ trợ phân bón, KH-KT, xây dựng các công trình thủy lợi để phát triển nông nghiệp. Từ đó đã tạo điều kiện cho nhân dân vươn lên phát triển kinh tế.

Trên 90% doanh nghiệp thực hiện trả lương cho người lao động

(HBĐT) - Theo thống kê 9 tháng của Sở LĐ-TB&XH, ngành đã tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng lao động, tiền lương, BHXH của trên 800 doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014.

Huyện Cao Phong 136 người đi làm việc ở nước ngoài

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đẩy mạnh giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động với các hoạt động: tổ chức tập huấn và tiến hành điều tra biến động cung - cầu lao động trên địa bàn huyện; điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động năm 2014 cho 11 doanh nghiệp; các ngành, đoàn thể tổ chức các lớp dạy nghề cho người lao động.

Công ty may xuất khẩu GGS - khó tuyển lao động có tay nghề

(HBĐT) - Đặt nhà máy tại KCN bờ trái sông Đà, tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, hoạt động về lĩnh vực may mặc thời trang với khách hàng chính là thị trường châu âu. Hệ thống nhà xưởng quy mô, thoáng mát, dàn máy móc, thiết bị hiện đại, trong giai đoạn I, Công ty có nhu cầu tuyển 1.100 công nhân vào làm tại nhà máy và có kế hoạch xuất khẩu 20 triệu USD giá trị hàng hóa.

Huyện Kim Bôi quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Nghề may túi siêu thị là nghề mới, giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động trên địa bàn huyện Kim Bôi. Cùng cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, chúng tôi đên thăm 1 xưởng may túi siêu thị của Công ty TTHH MTV Hùng Như tại thị trấn Bo.

Triển khai thí điểm tín dụng cho 4 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

(HBĐT) - Ngày 13/10, tại huyện Mai Châu, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo - Tập huấn triển khai thí điểm Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Tham dự có hơn 30 đại biểu đại diện cho Sở LĐ-TB&XH, NHCSXH 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm Quyết định này, gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Đăk Lăk, Hậu Giang, Bạc Liêu, và các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục