Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.
(HBĐT) - Ngày 24/10/2014, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi). Góp ý vào Dự thảo Luật, cơ bản các ý kiến đồng tình với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý thể hiện trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã góp ý vào các nội dung cụ thể gồm:
Về chính sách nhà ở công vụ, được quy định tại Mục 3, Chương II, tôi đồng tình cao với chủ trương xây dựng nhà ở công vụ, nhằm đảm bảo các điều kiện, nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức thuộc diện được sử dụng. Tuy nhiên, tôi đề nghị việc thực hiện chính sách phát triển nhà công vụ phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư và quản lý nhà công vụ. Việc sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng nhà công vụ, sử dụng nhà công vụ, chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà công vụ ở Trung ương, nhất thiết phải có ý kiến của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ở các địa phương nhất thiết phải có sự quyết định của Hội đồng nhân dân, khi sử dụng vốn ngân sách, quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ. Định kỳ, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý nhà công vụ, việc sử dụng ngân sách, kinh phí để phục vụ cho hoạt động nhà công vụ. Cần thu hẹp đối tượng được sử dụng nhà công vụ. Đối với chức danh ở Trung ương chỉ nên bố trí nhà công vụ cho các cán bộ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên. Đối tượng, điều kiện cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Ở các địa phương chỉ xây dựng nhà ở công vụ cho những nơi chưa có loại nhà ở thương mại, đối tượng, điều kiện cụ thể đề nghị giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Còn các đối tượng khác, địa phương đã có thị trường nhà ở thương mại thì nhà nước cần căn cứ vào khả năng ngân sách để hỗ trợ nhà ở theo lương hoặc một khoản kinh phí nhất định đảm bảo cán bộ có điều kiện về chỗ ở để hoạt động và công tác. Như vậy, vừa đảm bảo điều kiện cho cán bộ, công chức có nhà ở, vừa tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, đất đai và các chi phí cho xây dựng, quản lý nhà ở công vụ, đồng thời thực hiện chủ trương về tăng thẩm quyền phân cấp cho địa phương trong việc phục vụ các nhiệm vụ ở tại địa phương đó.
Về quỹ phát triển nhà ở xã hội, tại Điều 74 quy định: "Quỹ phát triển nhà ở xã hội được thành lập ở Trung ương do Bộ Xây dựng quản lý, nhằm mục đích hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện được hưởng các chính sách nhà ở xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vay để xây dựng nhà ở xã hội". Tôi chia sẻ với Ban soạn thảo về tính nhân văn cao cả của đề xuất này đối với các đối tượng xã hội. Tôi cho là việc thành lập quỹ không thực sự cần thiết, như nhiều đại biểu đã phân tích trước tôi. Đặc biệt, nguồn hình thành quỹ từ ngân sách Trung ương cấp và phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ là không khả thi. Hơn nữa, chính sách nhà ở xã hội đã được quy định trong nhiều văn bản khác. Trong trường hợp giải quyết nhu cầu về vốn cho nhà ở thì đã có các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu này. Việc hình thành nhiều quỹ từ ngân sách nhà nước đóng góp và đóng góp của người dân hiện nay làm cho quản lý ngân sách quốc gia phân tán và thiếu sự công khai, minh bạch, thiếu cơ chế giám sát là điều hết sức nên tránh. Quốc hội cũng nên tránh cơ chế khi ban hành luật thường kèm theo một loại quỹ nhất định. Do đó, tôi đề nghị không thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội theo phương án 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất.
Về quyền sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân người nước ngoài được quy định tại Chương IX, dự thảo luật, tôi cho là trong điều kiện kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, việc hình thành các hành lang pháp lý để tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho phát triển đất nước là hết sức cần thiết.
Tôi đồng tình với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng các quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà là thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thị trường bất động sản. Tuy nhiên, tôi rất lo ngại khi quy định cá nhân, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt
Về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà tại Điều 12, tôi cho rằng các quan hệ giao dịch về nhà ở là một loại giao dịch dân sự, trong đó quyền định đoạt trong quan hệ giao dịch dân sự là nguyên tắc quan trọng, do đó tôi đề nghị không quy định điều này trong Luật Nhà ở. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến vào Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt những luật chuyên ngành, tôi đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định về sở hữu, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở. Trong quá trình sửa đổi Bộ Luật dân sự theo hướng thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà là thời điểm đăng ký quyền sở hữu nhà là phù hợp./.
Bích Ngọc
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Thực hiện)
(HBĐT) - Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất và làm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, giai đoạn 2009 - 2014, huyện Lạc Thủy đã triển khai cho 9.548 hộ vay trên 103,1 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Lạc Sơn giai đoạn 2014-2015 định hướng đến năm 2020, UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các xã tiếp tục xây dựng các mô hình điểm như thực hiện trồng thí điểm thêm 4 ha cam, tại xã Tân Mỹ 2 ha và xã Chí Đạo 2 ha.
(HBĐT) - Tây Phong là một trong những xã trồng nhiều mía tím ở huyện Cao Phong với diện tích 371,5 ha. Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong Bùi Văn Bền cho biết: Những năm gần đây cây mía tím đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Việc trồng mía tím hiệu quả của người dân cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như từng bước xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Theo thống kê, năm 2013, trên địa bàn xã số hộ nghèo 26,26%, theo dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 18,9%. Từ những hiệu quả như vậy, xã Tây Phong tiếp tục duy trì, phát triển diện tích mía trong thời gian tới nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc đã xây dựng được 7 mô hình sản xuất, như: mô hình sản xuất giống lúa ĐS1 tại xã Mường Chiềng; hợp tác xã nuôi trồng thủy sản tại xã Hiền Lương; vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xã Cao Sơn...
(HBĐT) - Chiều ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Dự án PSARD đã tổ chức phiên họp thứ 7 đánh giá kết quả hoạt động Dự án PSARD Hoà Bình 9 tháng năm 2014, triển khai kế hoạch hoạt động từ tháng 10/2014 - 12/2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Dự án PSARD chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Mới đây, UBND huyện Kim Bôi đã trích 600 triệu đồng hỗ trợ giống và khoa học kỹ thuật cho nông dân xã Sơn Thủy trồng 40 ha nhãn tại 5 xóm trên địa bàn. Huyện Kim Bôi phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả tổ chức tập huấn cho nông dân xã Sơn Thủy quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn.