Qua tuyên truyền vận động, hộ dân xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ đã góp sức người, sức của xây dựng đường giao thông nông thôn.

Qua tuyên truyền vận động, hộ dân xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ đã góp sức người, sức của xây dựng đường giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước từng ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của bà con các dân tộc Thái, Mường, xã Mai Hạ (Mai Châu). Nhưng từ sau khởi động chương trình MTQG xây dựng NTM, cách nghĩ, cách làm của bà con đã có những chuyển biến bước ngoặt.

 

Đồng chí Khà Thái Sầu, Chủ tịch UBND xã nhớ lại hồi mới bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM vấp phải không ít khó khăn, trở ngại mà trở ngại lớn nhất chính là nhận thức phía người dân. Nhiều khi, tuyên truyền qua hệ thống loa đài, bà con không để vào tai, đến tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình cũng không hiệu quả. Người viện cớ lao động chính trong nhà phải đi làm ăn xa, người lại lấy lý do gia cảnh neo đơn nên muốn tham gia cũng khó. Trong khi thực chất, phong trào xây dựng NTM chủ yếu khơi dậy sức dân, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, hỗ trợ một phần kinh phí. Làm gì để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con là bài toán đặt ra cho cấp ủy, chính quyền nơi đây để rồi sau nhiều trăn trở, xã đã tìm ra phương án triển khai chương trình NTM thiết thực, được nhân dân các dân tộc ủng hộ.

 

Đi đôi với tuyên truyền, vận động, cán bộ, đảng viên được xác định là đội ngũ đi đầu trong thực hiện chương trình NTM tại địa phương là trưởng xóm, người có uy tín trong cộng đồng thôn bản được huy động tuyên truyền về mục tiêu, lợi ích của phong trào xây dựng NTM. Vừa trực tiếp chỉ đạo, những cán bộ, đảng viên, trưởng các xóm, thôn đồng thời tham gia vận động gia đình, người thân và nhân dân đóng góp sức người, sức của để làm thủy lợi, giao thông, những công trình hạ tầng như điện, đường, mương bai, nhà văn hóa thôn, bản được xây dựng, cải tạo khiến diện mạo NTM trên địa bàn khởi sắc. Đến nay, các đường giao thông nông thôn đã cơ bản cứng hoá, 5 xóm có đường làm mới là xóm Lầu, Đồng Uống, Tiền Phong, Khả, Chiềng Hạ. Thông qua vốn Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, trên 90% kênh, mương của xã đã được kiên cố hóa đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

 

Với ngành nghề chủ yếu nông, lâm nghiệp, Đảng bộ và chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng trồng dưa hấu tập trung trên ruộng 1 vụ và mô hình trồng các loại rau, đậu vụ đông mang lại thu nhập khá cho hộ tham gia sản xuất. Năm 2013, bình quân thu nhập của xã đạt 17,2 triệu đồng/người/năm, lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên đạt 94%, hộ nghèo giảm còn 9,6%. Ông Vì Văn Hiền, Trưởng xóm Chiềng Hạ cho biết: Nhờ sản xuất phát triển, đời sống bà con cải thiện, người dân có điều kiện tham gia, tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng NTM. Mới đây, nhân dân toàn xóm đã góp 240 ngày công làm đường nội đồng với 100% hộ gia đình tham gia ủng hộ.  

 

Cũng sau gần 4 năm tích cực triển khai chương trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển xóm thường xuyên kiện toàn, chỉ đạo tổ chức, lập kế hoạch, vận động cán bộ, nhân dân tham gia xây dựng NTM. Cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn xã đã có sự đoàn kết, gắn bó, thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình tham gia ý kiến, giám sát các hoạt động liên quan về công tác tuyên truyền, đầu tư cơ sở hạ tầng và một số hạng mục khác. Bà con chủ động, tự giác tham gia góp sức người, sức của xây dựng NTM. Qua kiểm tra, đánh giá thẩm định và kết luận của BCĐ 800 huyện, xã hiện đạt 15 tiêu chí. Trên lộ trình về đích, xã phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí trong năm 2014, quyết tâm đạt nốt 2 tiêu chí còn lại vào năm 2015 gồm tiêu chí giao thông nội đồng, trường học, cơ sở vật chất văn hóa và văn hóa. Từ chuyển biến về nhận thức, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây đã hiến 1,2 ha đất, gần 12,4 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM tính từ năm 2011 đến nay, chiếm xấp xỉ 53% tổng nguồn kinh phí huy động. Cụ thể trong số 23,4 tỷ đồng có gần 2,1 tỷ đồng vốn chương trình NTM, 8,5 tỷ đồng vốn lồng ghép, còn lại huy động từ dân.

 

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn phát biểu tại hội trường.
Hiện nay, xã Tân Phong (Cao Phong) đã phát triển được 50 ha cam, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban đại diện NHCSXH tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Tân Lạc: Gần 260 triệu đồng hỗ trợ phân bón cho đất lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Thực hiện chương trình hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, UBND huyện Tân Lạc đã trích gần 260 triệu đồng (từ nguồn vốn có mục tiêu Hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất lúa tại Quyết định số 2135/QĐ-UBND của UBND tỉnh) để hỗ trợ phân bón cho diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây trồng khác. Số tiền trên được sử dụng để hỗ trợ 24 xã, thị trấn mua phân bón NPK Lâm Thao, góp phần thực hiện chuyển đổi gần 660 ha đất lúa kém hiệu quả.

Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 9,89% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong tháng 10, hoạt động công nghiệp trong các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đà tăng trưởng; ngành sản xuất, phân phối điện có giảm so với tháng trước do đã bước vào mùa khô các nhà máy thủy điện phải tích nước dự trữ.

Triển khai công tác chuẩn bị đón nhận chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong

(HBĐT) - Sáng 27/10, UBND tỉnh đã họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo và lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong (Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì cuộc họp.

Lạc Sơn “về đích” quyết toán vốn đầu tư các dự án vốn Nhà nước

(HBĐT) - Đến nay, Lạc Sơn là một trong 3 đơn vị hoàn thành công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông năm 2014

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, đến nay đã hết khung thời vụ xuống giống nhóm cây trồng vụ đông ưa ấm, nhưng tiến độ xuống giống và diện tích gieo trồng không đạt kế hoạch đề ra. Diễn biến này đòi hỏi các địa phương trong tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất theo hướng chú trọng mở rộng diện tích gieo trồng nhóm cây vụ đông ưa lạnh, ưu tiên các loại rau có đầu ra ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Cuối Hạ: Nguồn vốn ưu đãi thúc đẩy phát triển kinh tế

(HBĐT) - Cuối Hạ là xã ĐBKK của huyện Kim Bôi, địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, kinh tế chủ yếu thuần nông, chưa có ngành nghề phụ. Trước đây, người dân đua nhau đi khai thác than, quặng thuê, không quan tâm nhiều đến trồng, cấy, chăn nuôi. Nay nguồn than, quặng dần cạn kiệt, hơn nữa, thấy rõ sự nguy hiểm đến tính mạng, lực lượng lao động chính của xã đã quay về với đồng ruộng nhưng lại thiếu vốn để phát triển kinh tế. Mặt khác, giao thông, thủy lợi không thuận lợi, sản phẩm làm ra nhiều khi bị tư thương ép giá nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Năm 2013, thu nhập bình quân của xã chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 39,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục