Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC lễ đón nhận kết luận cuộc họp.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC lễ đón nhận kết luận cuộc họp.

(HBĐT) - Sáng 27/10, UBND tỉnh đã họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo và lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong (Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì cuộc họp.

 

Ban tổ chức đã báo cáo, rà soát việc thực hiện kế hoạch, công tác chuẩn bị tổ chức lễ đón nhận. Sau một thời gian nỗ lực chuẩn bị, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong đã được thẩm định và hoàn thiện, được Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ KH&CN ký quyết định cấp giấy chứng nhận và công bố trong tháng 10/2014. Như vậy sản phẩm cam của huyện Cao Phong là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, là bước đột phá mang tính chiến lược trong công tác phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao giá trị, thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm cam trên thị trường, cũng như góp phần vào phát triển KT-XH địa phương. Hiện các đơn vị khẩn trương thực hiện thực hiện kế hoạch tổ chức lễ đón nhận; đã cơ bản hoàn thành và triển khai các kịch bản chi tiết về tài liệu, công tác tuyên truyền, quảng bá, trưng bày sản phẩm, địa điểm tổ chức, công tác đón tiếp đại biểu, các nội dung tham quan; kế hoạch, lộ trình đưa sản phẩm cam Cao Phong gia nhập các thị trường lớn… Dự kiến thời gian tổ chức Hội thảo và lễ đón nhận trong 2 ngày 15-16/11/2014 với khoảng 350 đại biểu được mời.

 

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Cây cam phù hợp với đồng đất, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và có hiệu quả kinh tế cao vượt trội. Dư địa phát triển cây cam của tỉnh còn khá lớn (10.000 ha). Việc cam Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý là sự kiện quan trọng đối với sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, mở ra các cơ hội lớn đưa sản phẩm thâm nhập bền vững vào thị trường. Ghi nhận công tác chuẩn bị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Các đơn vị liên quan, UBND huyện Cao Phong khẩn trương triển khai kế hoạch, kịch bản theo nhiệm vụ đã phân công tổ chức tốt Hội thảo và lễ đón nhận nhằm quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hòa Bình, nâng cao nhận thức về giữ gìn, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm cam Cao Phong. Đồng thời tổ chức quản lý, giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong, triển khai kế hoạch đưa sản phẩm Cao Phong đến các thị trường lớn trong nước.

 

 

 LC

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục