Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ dân xã Mỵ Hòa, Kim Bôi đầu tư chăn nuôi lợn từng bước ổn định cuộc sống.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ dân xã Mỵ Hòa, Kim Bôi đầu tư chăn nuôi lợn từng bước ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Cuối Hạ là xã ĐBKK của huyện Kim Bôi, địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, kinh tế chủ yếu thuần nông, chưa có ngành nghề phụ. Trước đây, người dân đua nhau đi khai thác than, quặng thuê, không quan tâm nhiều đến trồng, cấy, chăn nuôi. Nay nguồn than, quặng dần cạn kiệt, hơn nữa, thấy rõ sự nguy hiểm đến tính mạng, lực lượng lao động chính của xã đã quay về với đồng ruộng nhưng lại thiếu vốn để phát triển kinh tế. Mặt khác, giao thông, thủy lợi không thuận lợi, sản phẩm làm ra nhiều khi bị tư thương ép giá nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Năm 2013, thu nhập bình quân của xã chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 39,5%.

 

Qua rà soát, cả xã còn 614 hộ nghèo và 625 hộ cận nghèo. Đây là những đối tượng cần được vay vốn để phát triển kinh tế. Nhưng vay ở đâu và ai cho vay, quả thực không phải là chuyện đơn giản. Từ khi Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi đi vào hoạt động, người nghèo bớt đi gánh nặng về vốn. Nhờ triển khai huy động vốn và cho vay, hoạt động của ngân hàng đã mang lại hiệu quả KT -XH to lớn. Hàng trăm hộ trong xã đã thoát nghèo, tổ chức SX -KD, từng bước nâng cao cuộc sống.

 

Hiện, xã được tiếp cận 7 chương trình tín dụng ưu đãi, dư nợ trên 12 tỉ đồng với hơn 1.000 hộ vay, trong đó, dư nợ chương trình hộ nghèo chiếm cao nhất trên 5, 6 tỉ đồng, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở gần 3 tỉ đồng, dư nợ chương trình cho vay SX -KD trên 1, 1 tỉ đồng... Mặc dù là xã ĐBKK nhưng các hộ được vay vốn ưu đãi đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quỷ, xã không có tình trạng nợ quá hạn. Tổng số tiền huy động qua tổ tiết kiệm được 217 triệu đồng. Để hoạt động và quản lý tốt các nguồn vốn vay, ban XĐ -GN, 4 tổ chức hội nhận ủy thác và BQL tổ TK &VV luôn nắm vững nghiệp vụ 6 công đoạn cho vay và quy trình cho vay, các đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ. Sau khi có nguồn vốn của ngân hàng phân bổ về xã, ban XĐ -GN và tổ chức hội nhận ủy thác tổ chức họp phân bổ về thôn, xóm, trưởng thôn, tổ TK &VV họp bình xét đúng đối tượng có nhu cầu vay vốn, đối tượng thụ hưởng, chính sách ưu đãi của Chính phủ, tổ trưởng làm thủ tục đề nghị ngân hàng cấp hồ sơ cho vay, nông dân có vốn đầu tư vào phát triển SX -KD. Các xóm Má, Chạo, Thượng, Thông, các tổ trưởng lưu giữ sổ sách, tham gia đầy đủ các buổi giao ban với ngân hàng để theo dõi thu lãi hàng thàng, đôn đốc thu gốc đến kỳ trả nợ đúng hạn để quản lý tốt  các nguồn vốn vay. Chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tại điểm giao dịch ngày được nâng lên, tạo điều kiện cho các tổ chức CT -XH, tổ TK &VV, hộ vay vốn tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, giúp người dân có vốn đầu tư vào phát triển SX -KD, từng bước ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội. Nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã góp phần đắc lực trong trợ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác SX -KD, tăng thêm thu nhập, góp phần XĐ -GN.

 

 

 

                                                                          Hải Linh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,05%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh tháng 10 tăng 0,05% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2013 tăng 2,43%.

Xã Quý Hòa phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huy Liệu, Bí thư Đảng ủy xã Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Hiện Đảng bộ xã có 218 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ. Xác định rõ những khó khăn trong phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó đã phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ CB, ĐV trong tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; động viên nhân dân tích cực lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần giữ vững an ninh nông thôn.

Tích cực triển khai các chính sách vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thuỷ cho biết: Yên Thuỷ được coi là vùng đất khó do đặc điểm về địa hình của vùng bán sơn địa nên việc giữ nước hết sức khó khăn. Từ lâu, tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. So với các huyện khác, Yên Thuỷ có tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013 còn 17,38%).

Huyện Lạc Thủy: Trên 103 tỷ đồng vốn vay hỗ trợ hộ nghèo

(HBĐT) - Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất và làm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, giai đoạn 2009 - 2014, huyện Lạc Thủy đã triển khai cho 9.548 hộ vay trên 103,1 tỷ đồng.

Lạc Sơn phát triển được 48,3 ha cam

(HBĐT) - Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Lạc Sơn giai đoạn 2014-2015 định hướng đến năm 2020, UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các xã tiếp tục xây dựng các mô hình điểm như thực hiện trồng thí điểm thêm 4 ha cam, tại xã Tân Mỹ 2 ha và xã Chí Đạo 2 ha.

Người dân Tây Phong thoát nghèo từ cây mía tím

(HBĐT) - Tây Phong là một trong những xã trồng nhiều mía tím ở huyện Cao Phong với diện tích 371,5 ha. Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong Bùi Văn Bền cho biết: Những năm gần đây cây mía tím đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Việc trồng mía tím hiệu quả của người dân cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như từng bước xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Theo thống kê, năm 2013, trên địa bàn xã số hộ nghèo 26,26%, theo dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 18,9%. Từ những hiệu quả như vậy, xã Tây Phong tiếp tục duy trì, phát triển diện tích mía trong thời gian tới nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục