Quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩn măng được quy định cụ thể đối với người lao động và quy trình sản xuất một cách nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả.
(HBĐT) - Công ty CP Nông - lâm sản Kim Bôi được thành lập từ năm 2007 với điểm xuất phát ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay, Công ty đã được nhiều người tiêu dùng biết đến với nhãn hiệu Kim Bôi cho các sản phẩm măng tươi đóng gói, măng khô nấu ngay, các loại nấm đóng gói…
Tính đến nay, Công ty đã đều đặn đưa ra thị trường hơn 23 sản phẩm măng, trong đó có những sản phẩm đặc trưng như: măng đắng xứ Mường đóng gói, măng trúc quân tử, măng khô nấu ngay, măng lưỡi lợn.... được nhiều người dùng yêu thích và tin dùng. Để phát triển một loại sản phẩm nông sản đặc sản truyền thống là măng tươi thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường, Công ty đã phải nỗ lực nhiều trong các hoạt động SX-KD và một trong những kinh nghiệm quý báu có được chính là đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP ngay từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến chế biến thực phẩm thành thành phẩm. Ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông lam sản Kim Bôi cho biết: Có được thương hiệu trên thị trường đã khó nhưng để gìn giữ, phát triển và tạo được uy tín của thương hiệu đó còn khó hơn rất nhiều. Trong nhiều năm qua, nhãn hiệu “măng tươi Kim Bôi” đã được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng như người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến và tín nhiệm nhờ việc luôn coi trọng giữ gìn, phát triển thương hiệu và chất lượng sản phẩm của của doanh nghiệp mình. Sản phẩm măng tươi Kim Bôi của Công ty đã được Sở Y tế cấp chứng nhận vệ sinh ATTP, nhãn hiệu Kim Bôi EXPORT - PRODUCTION CO cũng được Công ty đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2008. Xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu thực phẩm sạch, đăng ký chất lượng an toàn thực phẩm cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là những yếu tố để các sản phẩm măng tươi Kim Bôi trở thành một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực cung cấp, chế biến thực phẩm sạch trong tỉnh Hòa Bình. Cũng nhờ sự nỗ lực đó, đến nay, các sản phẩm măng chế biến sẵn của doanh nghiệp không chỉ có mặt rộng rãi tại các siêu thị, chợ lớn trên thị trường ở nhiều địa nơi trong cả nước như Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An…… mà đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Ba Lan, Ucraina, Cộng hòa Cezh... Tới đây, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục được mở rộng khi dây chuyền, công nghệ sản xuất được đầu tư hoàn thiện với quy mô sản xuất lớn gấp 3 - 4 lần hiện nay.
Xây dựng thành công một thương hiệu thực phẩm sạch thì nguyên liệu để chế biến là một trong những yếu tố quyết định. Để có nguồn nguyên liệu sạch, doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam hiện nay, đồng thời, đầu tư mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh, đây là một hướng đi khả thi bởi ở Hòa Bình có 27.219 ha, diện tích rừng tre phân bố ở 11 huyện, thành phố, trong đó, rừng tre, nứa tự nhiên 12.784 ha, rừng tre, nứa trồng 6.973 ha. Như vậy, xét về tiềm năng, ngoài việc trồng tre, bương, luồng trúc để phát triển ngành công nghiệp, mây - tre đan ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như chế biến măng là một hướng đi có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp khai thác một cách hiệu quả, nắm bắt xu thế đó, Công ty CP nông sản Kim Bôi đã nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng dự án mở rộng quy mô trồng các loại cây bương, luồng, trúc lấy măng ở các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai thí điểm ở 6 xã của 3 huyện trên tinh thần đầu tư cây giống, công chăm sóc và phân bón, hỗ trợ người dân cho những năm đầu trồng tre, bương, luồng, đồng thời, Công ty sẽ ký hợp đồng, cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý cho người dân trong khoảng thời gian từ 5 - 10 năm để tạo sự yên tâm khi người dân tham gia trồng, mở rộng diện tích bương, luồng, trúc lấy măng. Đây chính là những kế hoạch và chiến lược mạnh của Công ty khi tận dụng nguồn nguyên liệu sạch sẵn có ở Hòa Bình để tạo dựng những sản phẩm măng tươi đóng túi là một thực phẩm sạch từ đó xây dựng nên một thương hiệu măng tươi đóng túi phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thị trường trong nước mà có thể xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Mường Chiềng là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, được chọn là xã điểm của huyện thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM từ năm 2010, đến nay, bộ mặt nông thôn xã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Qua đánh giá xã đã đạt 11 tiêu chí, năm nay, xã phấn đấu đạt 4 tiêu chí số 2, 5, 9, 15. Xã đã chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng NTM tới nhân dân.
(HBĐT) - 10 tháng qua, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm CN - TTCN của TPHB tiếp tục phục hồi, phát triển. Toàn thành phố ổn định trên 1.200 hộ sản xuất, 1 HTX TTCN với trên 3.000 lao động; có 45 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giải quyết việc làm cho hơn 4.530 lao động, tăng trên 1.000 lao động so với cùng kỳ năm 2013.
(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ, cách trung tâm huyện Tân Lạc 13 km, có 4 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn 19 xóm. Địa bàn xã rộng, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 60%. Để tìm hướng thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp, loại bỏ lối canh tác lạc hậu; áp dụng KH-KT vào sản xuất.
(HBĐT) - Hiện nay, búp chè tươi loại 1 tôm 3 - 4 lá được thu mua ngay tại vườn với giá 6.000 đồng/kg, loại 1 tôm 2 lá giá 10.000 đồng/kg. Đầu ra sản phẩm luôn ổn định vì đã có Công ty TNHH Phương Huyền bao tiêu toàn bộ. Do đó, từ 49,3 ha hiện nay, xã Trung Thành (Đà Bắc) đang có hướng phát triển vùng chè lên 100 ha và xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp xã thoát nghèo.
(HBĐT) - Ngày 21/11, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do Hoàng Quang Minh, Uỷ viên thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát về kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về thu ngân sách Nhà nước năm 2014 tại Cục Thuế tỉnh.
(HBĐT) - Những cánh đồng vụ đông đang lên xanh xen giữa những con đường GTNT sạch, đẹp cùng với đó là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được xây dựng kiên cố phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đó là bức tranh nông thôn huyện Kim Bôi sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM.