Điều kiện tự nhiên phù hợp nên cây chè Shan tuyết ở xã Trung Thành (Đà Bắc) cho năng suất cao từ 7-9 tấn/ha/năm.
(HBĐT) - Hiện nay, búp chè tươi loại 1 tôm 3 - 4 lá được thu mua ngay tại vườn với giá 6.000 đồng/kg, loại 1 tôm 2 lá giá 10.000 đồng/kg. Đầu ra sản phẩm luôn ổn định vì đã có Công ty TNHH Phương Huyền bao tiêu toàn bộ. Do đó, từ 49,3 ha hiện nay, xã Trung Thành (Đà Bắc) đang có hướng phát triển vùng chè lên 100 ha và xác định đây là một trong những cây trồng chủ lực giúp xã thoát nghèo.
Đồng chí Lường Văn Xiên, Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: Cây chè Shan tuyết phù hợp với điều kiện thời tiết, độ cao và phát triển rất tốt trên đất Trung Thành từ những năm 1950, tuy nhiên, mới bắt đầu được nhân giống, trồng tập trung từ năm 1999 được khoảng 5 ha. Sau những biến cố do đầu ra bấp bênh những năm 2000, đến năm 2006, khi có công ty thu mua, bao tiêu sản phẩm việc trồng chè mới bắt đầu phát triển, nhân rộng và hiện nay toàn xã đã trồng được 49,3 ha chè. Trong đó có 39,3 ha đang cho thu hoạch và 10 ha mới trồng. Cây chè tập trung nhiều nhất ở xóm Thượng 20 ha và xóm Búa 15 ha.
Trước đây, đời sống của bà con Trung Thành chủ yếu cấy lúa nước và cây ngô nhưng cả hai cây trồng này hiệu quả kinh tế không cao, đời sống còn gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn xã xấp xỉ 80%. Do đó, khi cây chè phát triển cho hiệu quả kinh tế cao, bà con đã khẩn trương nhân rộng diện tích. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hà Văn Yên, xóm Thượng cho biết: Cây chè Shan tuyết chỉ phải đầu tư trồng 1 lần mà cho thu hoạch kéo dài trên 50 năm. Do đó, hiện nay, phong trào trồng chè ở xóm Thượng rất sôi nổi. Tận dụng các khu vực đồi tạp, rừng tạp, bà con đã cải tạo để trồng chè. Ở Trung Thành không có nghề phụ nên hy vọng cây chè sẽ giúp người dân thoát nghèo.
Trên địa bàn xã Trung Thành, điều kiện khí hậu phù hợp, cây chè sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất từ 7 - 9 tấn/ha, sản lượng toàn xã năm nay ước đạt hơn 300 tấn búp chè tươi. Theo số liệu khảo sát của UBND xã, hiện nay quỹ đất toàn xã còn khoảng trên 50 ha là đồi, vườn tạp có thể cải tạo để trồng chè Shan tuyết. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là người dân không có vốn để cải tảo, mở rộng diện tích trồng do chi phí trồng mới 1 ha khoảng 75 triệu đồng.
Ngoài ra, có một thực tế đặt ra là khi diện tích chè vào mùa hái cao điểm sẽ thu được từ 3 - 5 tấn/ngày nhưng tại xã chưa có cơ sở chế biến chè quy mô lớn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, dẫn đến chế biến không đảm bảo, chất lượng chè bị giảm, hạ giá thành sản phẩm.
Tiềm năng, lợi thế cho thấy cây chè Shan tuyết là cây trồng phù hợp với xã Trung Thành và từng bước giúp người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo. Tuy nhiên, để cây chè phát triển ổn định, bền vững, cho hiệu quả kinh tế cần sự quan tâm, định hướng của các cấp, ngành từ hỗ trợ giống, vốn kỹ thuật đến quy hoạch vùng trồng hợp lý, xây dựng vùng nguyên liệu; đầu tư máy móc trang thiết bị công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Dương Liễu
(HBĐT) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh, cây mía được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân.
(HBĐT) - Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác TC -KH tại địa phương, những năm qua, phòng TC -KH huyện Yên Thủy đã quản lý tốt nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Riêng 8 tháng qua, thu NSNN trên địa bàn huyện đạt 16.752 triệu đồng, bằng 76,1% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 72% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Ứớc thực hiện cả năm đạt 24.272 triệu đồng, bằng 110,3% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 104,4% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Thu cân đối ngân sách huyện, xã 8 tháng qua là 231.817 triệu đồng, đạt 78,4% so với dự toán HĐND huyện giao, ước thực hiện cả năm 335.481 triệu đồng, đạt 113,5% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 113, 2 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm vườn bưởi trĩu quả đang đến độ thu hoạch tại xóm Đại Đồng, đồng chí Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Tích cực cải tạo vườn tạp, mạnh dạn trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn, đến nay khoảng 60 hộ dân xóm Đại Đồng đã trồng được trên 30 ha bưởi với giá trị kinh tế đạt từ 250 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại xã Ngọc Lương hiện nay.
(HBĐT) - HTX dệt may thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức là một trong những địa chỉ giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn huyện Tân Lạc. Chị Bùi Thị Mai, xã viên HTX phấn khởi chia sẻ: HTX ra đời tháng 6/2008 do ông Đinh Công Sằn làm chủ nhiệm. Mới đầu, đầu ra cho sản phẩm của HTX còn gặp không ít khó khăn. Sau này, HTX tích cực mang sản phẩm tham gia nhiều hội chợ để trưng bày, quảng bá, giới thiệu như ở TPHB, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hàng năm, tỉnh đặt ra chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho từ 15.000- 16.000 lao động. Trong giai đoạn 2009- 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho gần 10 vạn lao động. Trong đó có hơn 6.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
(HBĐT) - Ngày 17/11, Đoàn công tác của TT HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Quang Minh, UVTT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tổng thể tình hình phát triển KT-XH năm 2014 tại xã Yên Mông và UBND thành phố Hòa Bình. Tham gia Đoàn có lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.