Xã Mường Chiềng làm tốt công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Ảnh: Đoàn viên thanh niên xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng tích cực hưởng ứng phong trào “nhà sạch-vườn đẹp-môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”.

Xã Mường Chiềng làm tốt công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đã đạt tiêu chí số 17 về môi trường. Ảnh: Đoàn viên thanh niên xóm Chum Nưa, xã Mường Chiềng tích cực hưởng ứng phong trào “nhà sạch-vườn đẹp-môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”.

(HBĐT) - Mường Chiềng là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, được chọn là xã điểm của huyện thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM từ năm 2010, đến nay, bộ mặt nông thôn xã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Qua đánh giá xã đã đạt 11 tiêu chí, năm nay, xã phấn đấu đạt 4 tiêu chí số 2, 5, 9, 15. Xã đã chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng NTM tới nhân dân.

 

Qua đó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao của người dân, nhận thức của cán bộ, đảng viên, và nhân dân toàn xã trong thực hiện chương trình xây dựng NTM đã được chuyển biến mạnh. Các chương trình, dự án đã được ban quản lý xã quan tâm chỉ đạo lồng ghép và thực hiện theo tiêu chí NTM. Công tác triển khai các dự án được hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ năm nay được xã đẩy mạnh, qua bàn bạc thống nhất đổ bê tông đường giao thông nông thôn cho các tuyến đường chính của thôn và đường nội đồng, trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ toàn bộ xi măng, nhân dân đóng góp cát sỏi và ngày công để làm đường giao thông. Ngoài ra, xã huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án xây dựng trên địa bàn bằng lồng ghép các dự án như dự án CDF đổ bê tông đường giao thông 2 thôn được 340 m mặt đường rộng 3 m với tổng trị giá 530 triệu đồng, trong đó, nguồn dự án hỗ trợ 300 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng ngày công trị giá 230 triệu đồng; xây dựng mới trường tiểu học bằng nguồn vốn của ngành, các công trình khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, UBND xã đã huy động sự đóng góp của nhân dân như đóng góp ngày công, hiến đất. Xã đã huy động nguồn lực từ nhân dân được 300 ngày công lao động, tự nguyện hiến 1.296 m2 đất các loại cho phong trào xây dựng NTM.

 

Các công trình xây dựng trên địa bàn đều có sự tham gia giám sát của cộng đồng dân cư; các công trình xây dựng đều được giao cho nhóm dân cư trong thôn tham gia thi công đặc biệt là các công trình làm đường giao thông nông thôn ở 8 xóm trong xã đều có sự đóng góp bằng ngày công lao động của nhân dân. Cùng với xây dựng các công trình hạ tầng, từ nguồn vốn sự nghiệp xã đã tiến hành thực hiện mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với 22 hộ tham gia với tổng dự toán trên 348 triệu đồng, trong đó, vốn chương trình NTM 190 triệu đồng, nhân dân đóng góp trên 158 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, xã chủ yếu thuần nông chưa có ngành nghề phụ, xã còn thiếu nhiều các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao nên xã gặp nhiều khó khăn khi triển khai chương trình xây dựng NTM như nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của các tiêu chí về xây dựng NTM, đặc biệt đối với các tiêu chí khó đạt như thu nhập, cơ cấu lao động, hộ nghèo, nhà ở.. Do đời sống khó khăn việc huy động nguồn lực trong dân cũng hạn chế. Nhận thức của nhân dân về công tác xây dựng NTM chưa đồng đều. Mặt khác công tác điều tra chưa đánh giá đúng thực trạng nông thôn...

 

Đồng chí Sa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Có thể không cán đích NTM vào năm 2015 như kế hoạch đề ra do những yếu kém, khó khăn nhưng quan điểm của xã vẫn tiếp tục vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để từng người dân hiểu và tự giác tham gia vào công cuộc xây dựng NTM. Tập trung phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân với các giải pháp như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao; tăng cường khuyến nông, tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT cho nhân dân; từng bước đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. 

 

 

 

                                                                         Hải Linh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước giảm nghèo bền vững.
Điều kiện tự nhiên phù hợp nên cây chè Shan tuyết ở xã Trung Thành (Đà Bắc) cho năng suất cao từ 7-9 tấn/ha/năm.
Các thành viên đoàn giám sát tìm hiểu việc thực hiện công tác chuyên môn của ngành thuế tại Cục thuế tỉnh.

Huyện Kim Bôi đổi thay từ chương trình xây dựng NTM

(HBĐT) - Những cánh đồng vụ đông đang lên xanh xen giữa những con đường GTNT sạch, đẹp cùng với đó là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được xây dựng kiên cố phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đó là bức tranh nông thôn huyện Kim Bôi sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Huyện Lạc Sơn: 11 xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, thời gian qua, huyện tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, trang trại, các tổ hợp tác.

Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 19/11, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới đã làm việc với UBND tỉnh về hiệu quả đầu tư cũng như chuẩn bị cho chương trình “Nhân rộng hợp phần vệ sinh” trên địa bàn tỉnh ta. Tham gia Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới có bà Hoàng Thị Hoa, chuyên gia cấp cao về Đô thị - đồng Trưởng nhóm Dự án Ngân hàng Thế giới; ngài Michel J.Welmond, Điều phối chương trình quốc gia Ngân hàng Thế giới cùng một số cán bộ của Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới. Làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.

Phục tráng và bảo tồn mía tím Hòa Bình

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh, cây mía được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân.

Xứng đáng đơn vị lá cờ đầu

(HBĐT) - Là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác TC -KH tại địa phương, những năm qua, phòng TC -KH huyện Yên Thủy đã quản lý tốt nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Riêng 8 tháng qua, thu NSNN trên địa bàn huyện đạt 16.752 triệu đồng, bằng 76,1% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 72% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Ứớc thực hiện cả năm đạt 24.272 triệu đồng, bằng 110,3% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 104,4% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Thu cân đối ngân sách huyện, xã 8 tháng qua là 231.817 triệu đồng, đạt 78,4% so với dự toán HĐND huyện giao, ước thực hiện cả năm 335.481 triệu đồng, đạt 113,5% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 113, 2 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao.

Diện mạo nông thôn mới ở xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm vườn bưởi trĩu quả đang đến độ thu hoạch tại xóm Đại Đồng, đồng chí Nguyễn Văn Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương phấn khởi cho biết: Tích cực cải tạo vườn tạp, mạnh dạn trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn, đến nay khoảng 60 hộ dân xóm Đại Đồng đã trồng được trên 30 ha bưởi với giá trị kinh tế đạt từ 250 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại xã Ngọc Lương hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục