Ông Đinh Văn Lành, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Ông Đinh Văn Lành, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

(HBĐT) - Trong chuyến công tác tại huyện Đà Bắc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa. Ông Lành được nhiều người biết đến không chỉ là CCB, đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là người tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, XĐ-GN, được nhân dân trong xóm yêu mến, kính trọng.

 

Qua câu chuyện, ông vui vẻ cho biết: Hiện nay, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình có trên 10 ha rừng trồng keo làm nguyên liệu, gần 300 con ba ba thịt, hơn 10 con bò sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình cũng thu nhập trên 100 triệu đồng. Để có được kết quả đó, gia đình ông đã trải qua không ít những khó khăn trong phát triển đàn gia súc, gia cầm sinh sản, làm các nghề phụ để phục vụ chăn nuôi, từng bước mở rộng diện tích trồng keo làm nguyên liệu... Đặc biệt, tháng 11/2010, sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, thăm quan học tập một số nơi trong và ngoài tỉnh, ông và gia đình đã đào ao, đắp bờ để nuôi ba ba. Nhờ nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi cộng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các cấp Hội CCB, đến nay, gia đình ông luôn duy trì thường xuyên gần 300 con ba ba thịt. Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi, hàng năm, sau khi trừ chi phí đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ông Lành chia sẻ: Những ngày mới bắt tay vào làm kinh tế theo mô hình chăn nuôi, trồng trọt cũng là những ngày đầy gian khổ bởi lúc đó các con tôi còn nhỏ. Kinh tế gia đình khó khăn, thiếu vốn, chưa hiểu biết về KHKT. Ngoài tham gia công tác 2 vợ chồng phải đảm nhiệm hầu  hết các công việc, từ việc  học hỏi quy trình kỹ thuật trồng cây đến chăm sóc cây, hì hục tự đào ao, đắp bờ thả cá, nuôi vịt… Có nhiều lúc tưởng như thất bại muốn bỏ cuộc nhưng tôi đã quyết tâm thực hiện bằng được với suy nghĩ “Mình là người lính đã từng xông pha nơi chiến trường, chẳng lẽ lại cam chịu đói nghèo mãi nên tôi quyết tâm phải vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, khẳng định ý chí, bản lĩnh của “Bộ đội cụ Hồ” trên “mặt trận” mới. Để phát triển kinh tế bền vững cần phải đi từng bước, dựa vào điều kiện sẵn có, phát huy những lợi thế của gia đình, rồi xây dựng mô hình làm ăn cho phù hợp”.

 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lành còn tích cực tham gia các phong trào ở xã, xóm, nhất là giúp đỡ về vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... cho các hộ gia đình trong xóm còn gặp khó khăn để giúp họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, ông Lành cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ người nghèo, nạn nhân  chất độc da cam...

 

Mặc dù sau 7 năm tham gia trong quân ngũ (từ 1971 – 1977), do ảnh hưởng của chiến tranh, sức khoẻ bị giảm sút và nhiễm chất độc da cam nhưng những năm qua, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần gương mẫu của đảng viên, ông Lành luôn năng động, sáng tạo trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đã có nhiều năm tham gia công tác tại xã. Năm 1980, ông được tín nhiệm giao làm Thường trực Đảng ủy xã; năm 1986 làm Phó Chủ tịch UBND kiêm trưởng Công an xã, năm 1989 làm Chủ tịch UBND xã và từ năm 1991 - 2010 làm Bí thư Đảng ủy xã. Năm 2010, ông nghỉ hưu và hiện nay, ông làm ủy viên BCH Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đà Bắc. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông Lành cũng luôn tận tâm, tận lực và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

 

 

                                                                     Hoàng Huy

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩn măng được quy định cụ thể đối với người lao động và quy trình sản xuất một cách nghiêm túc, hợp lý và  hiệu quả.
BCĐ 389/ĐP tỉnh kiểm soát cơ sở SX -KD chè hút chân không tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Đưa cây “vàng” lên đất cằn

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi quanh khu vườn bưởi lởm chởm đá nhưng cây nào cũng trĩu quả ông Nguyễn Văn Minh, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối, (huyện Tân Lạc) kể: Trước đây, khu này là bãi khai thác đá quặng. Sau khi khai thác hết, tôi mua lại. Đất ở đây rất xấu, lượt đất màu chỉ chừng 20-30cm đào xuống dưới là toàn đá.

Lương Sơn: 5.131 lượt hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp

(HBĐT) - Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2009-2014, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã có tổng số 5.131 lượt hộ/17.475 khẩu được hỗ trợ với số tiền trên 1,5 tỉ đồng.

Đồng hành cùng phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Xác định phong trào phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là vô cùng quan trọng trong các hoạt động của tổ chức Hội. Những năm trở lại đây, Hội PN huyện Lạc Sơn, luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em tham gia lao động, SX-KD, phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo bền vững.

Mường Chiềng nỗ lực trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Mường Chiềng là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, được chọn là xã điểm của huyện thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM từ năm 2010, đến nay, bộ mặt nông thôn xã có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Qua đánh giá xã đã đạt 11 tiêu chí, năm nay, xã phấn đấu đạt 4 tiêu chí số 2, 5, 9, 15. Xã đã chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng NTM tới nhân dân.

Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng trên 16%

(HBĐT) - 10 tháng qua, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm CN - TTCN của TPHB tiếp tục phục hồi, phát triển. Toàn thành phố ổn định trên 1.200 hộ sản xuất, 1 HTX TTCN với trên 3.000 lao động; có 45 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, giải quyết việc làm cho hơn 4.530 lao động, tăng trên 1.000 lao động so với cùng kỳ năm 2013.

Xã Ngọc Mỹ từng bước nâng cao đời sống nhân dân

(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ, cách trung tâm huyện Tân Lạc 13 km, có 4 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn 19 xóm. Địa bàn xã rộng, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 60%. Để tìm hướng thoát nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp, loại bỏ lối canh tác lạc hậu; áp dụng KH-KT vào sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục