Nhờ năng động phát triển loại hình dịch vụ du lịch, hộ dân xóm Bích, xã Thái Thịnh có thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Nhân dân 3 xóm Trụ, Bích, Vôi của xã vùng hồ Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) rất đỗi tự hào bởi 20 năm trước, những hộ dân nơi đây từng đóng góp xứng đáng cho công trình thế kỷ bằng việc chuyển đi, nhường đất phục vụ thủy điện sông Đà.
Ông Đinh Văn Diện lúc đó là Đội phó Đội sản xuất xóm Vôi bồi hồi nhớ lại: Ban đầu di chuyển vấp phải muôn nỗi khó khăn. Tại nơi định cư mới, do điều kiện xã hội, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên đất đai, nguồn nước khác biệt..., một số hộ dân không thích nghi được đã quay về. Số hộ dân chuyển vén lên cốt 120 m trong điều kiện cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Đời sống nhân dân chủ yếu khai hoang làm nương rẫy, đánh bắt cá, đói diễn ra thường xuyên, trên diện rộng, bình quân thiếu lương thực 4 - 6 tháng/năm. Các mặt y tế, giáo dục, văn hóa chậm phát triển.
Trải qua nhiều lần chuyển vén dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã ven hồ Thái Thịnh khắc phục khó khăn, xây dựng cuộc sống mới. Cùng thời điểm đó, UBND tỉnh đề ra phương hướng "Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng với quy mô hợp lý, đồng bộ đối với giao thông đường bộ, bến cảng, trường học, trạm xã, nước sinh hoạt, điện", Tỉnh ủy có chính sách "Phát triển sản xuất bằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh cây lúa sang nghề rừng (bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng), chế biến nông - lâm sản, trọng tâm là rừng phòng hộ sông Đà, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, nuôi cá lồng, đánh bắt cá trên hô và phát triển du lịch, dịch vụ. Với số hộ dân sông Đà vào nội địa và vùng ven hồ sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ những hộ quá khó khăn". Những giải pháp trên đã khẳng định sự quan tâm, chăm lo kịp thời của các cấp, ngành đối với xã Thái Thịnh cũng như các vùng chuyển dân khác, giải quyết tốt các vấn đề hậu sông Đà.
Vận dụng chính sách của Trung ương lấy hộ nông dân làm kinh tế tự chủ, Đảng ủy xã đã chủ trương tách hộ, giao đất, giao rừng cho nhân dân, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, hộ gia đình trong chăm sóc, bảo vệ hàng trăm ha rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi. Bà con các xóm còn tận dụng triệt để diện tích gieo trồng cây lương thực phong phú gồm khoai sọ, ngô, sắn, lúa nương, đậu tương... phục vụ nhu cầu tại chỗ và đem lại nguồn thu nhất định. Bên cạnh đó, công tác tác chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, trong đó nghề nuôi cá lồng ngày càng được đầu tư, mở rộng với 146 lồng cá. Chính mô hình vườn rừng, cây ăn quả và chăn nuôi lồng cá, tập trung khai thác các thế mạnh nương rẫy, diện tích mặt nước lớn này từ chỗ thực hiện điểm đã nhân ra diện rộng, vừa nâng cao thu nhập cho nhân dân, vừa tạo cảnh quan du lịch vùng lòng hồ sông Đà.
Diện mạo xã vùng hồ Thái Thịnh sau 20 năm hoàn thành xây dựng thuỷ điện Hoà Bình có những đổi thay rõ rệt nhất ở hệ thống hạ tầng cơ sở và đời sống vật chất, tinh thần của người dân. 100% hộ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, nhà trạm y tế, trường học đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phục vụ nhu cầu học tập của con em. Trước đây, việc đi lại của nhân dân chủ yếu bằng thuyền nhưng hiện tại, tuyến đường đất cuối cùng đi đến 2 xóm Bích, Trụ cũng đang được nâng cấp, mở rộng có kết cấu bê tông vững trãi tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, giao thương. Dự án ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà và nhiều chủ trương, chính sách khác của Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ thúc đẩy thông qua đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất, nguồn vốn, giống, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của nhân dân các dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Thể Lực, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Cuộc sống hộ dân vùng hồ nơi đây đã ổn định vươn lên và tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ. Với 320 hộ, trên 1.270 nhân khẩu sinh sống ở 4 xóm và 1 tiểu khu, thu nhập bình quân đến năm 2013 đạt 24 triệu đồng/người/năm, ước năm nay đạt 28 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện giảm còn 1,4%. Nhân dân các dân tộc Mường, Dao, Tày, Kinh cùng đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực văn hóa, xã hội, phong trào thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ phát triển đa dạng, tình hình an ninh nông thôn giữ vững. Hiện, tỷ trọng du lịch, dịch vụ toàn xã chiếm 28%, đánh bắt thủy sản và nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 45%.
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND huyện Yên Thủy, năm 2014 mặc dù chưa thoát khỏi những khó khăn về kinh tế của đất nước và của địa phương nhưng tình hình KT-XH của huyện vẫn có bước phát triển khá toàn diện, an sinh xã hội được đảm bảo, QP-AN được tăng cường.
(HBĐT) - Theo cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Tân Lạc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Riu, xóm Bào 2, xã Thanh Hối. Đây là gia đình chính sách điển hình vượt khó phát triển kinh tế. Ông Riu chia sẻ: “Tôi tham gia quân đội từ năm 1974- 1980 và là thương binh hạng 4/4. Tháng 12/1980, tôi trở về quê và lập gia đình. Thời kỳ đầu, hai vợ chồng với hai bàn tay trắng chỉ trông chờ vào trên 2.000 m2 cấy lúa. Chăm chỉ làm lụng quanh năm cũng không đủ ăn. Năm 1991, gia đình học hỏi và mạnh dạn chuyển sang trồng cây mía tím. 1 cây mía có thu nhập tương đương với 3- 4 kg thóc. Từ 3.600 m2 trồng mía tím, nuôi lợn, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà vững trãi để ở".
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT: Năm nay, tỉnh ta tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn với mức bình quân lương thực khoảng 448 kg/người/năm. Cụ thể, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả năm đạt khoảng 78 nghìn ha, vượt 0,52% so với năm 2013; sản lượng đạt 36, 3 vạn tấn, vượt 1,17% so với năm 2013.
(HBĐT) - Xóa đói - giảm nghèo (XĐ-GN) là một chủ trương, chính sách xã hội rộng lớn, sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Để hiện thực hoá chủ trương này, huyện Kim Bôi đã xây dựng Đề án giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự phấn đấu của nhân dân, công tác XĐ -GN trên địa bàn huyện đã thu được kết quả đáng mừng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
(HBĐT) - Anh Hoàng Châu Khôi, Bí thư Thành đoàn Hòa Bình cho biết: Thực hiện các công trình, phần việc TN được BTV Thành Đoàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó, nội dung này được triển khai sâu rộng đến các cấp bộ Đoàn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác Đoàn và phong trào TTN huyện Lạc Sơn đã có sự phát triển khá rõ nét, tổ chức nhiều phong trào hành động thiết thực, ý nghĩa góp phần tích cực xây dựng quê hương Lạc Sơn giàu mạnh. Đặc biệt, năm 2014, phong trào “xung kích, tình nguyện, phát triển KT -XH và bảo vệ Tổ quốc” đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi, mang lại nhiều kết quả thiết thực trong việc tham gia phát triển KT -XH địa phương.